x

Bật mí những điều kiêng kỵ ngày Tết âm lịch của người Trung Quốc

camxu

09/02/2021

.Những điều kiêng kỵ ngày Tết âm lịch của người Trung Quốc

Tết âm lịch được coi là dịp lễ ý nghĩa nhất của người Trung Quốc. Đây là cơ hội để nhà nhà đoàn viên, cùng nhau nhìn lại năm cũ và đón chào một năm mới đầy tốt đẹp. Và song song với những tục lệ ngày Tết, người Trung Quốc cũng có những điều cấm kị vào ngày lễ đặc biệt này.

 

 

Người Trung Quốc tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Những gì bạn làm trong dịp âm lịch đầu năm mới sẽ ảnh hưởng đến vận may cả năm của bạn. Và dưới đây chúng mình sẽ giới thiệu những điều người Trung Quốc coi là “cấm kị” vào dịp đầu năm mới.

Tránh ăn đầu và đuôi cá

Trong tiếng Trung Quốc, cá (鱼) được đọc là Yú/yoo. Vì phát âm giống như từ “dư, thừa” trong tiếng Trung nên đây là món ăn mang ý nghĩa sẽ mang đến tiền tài, phước lộc dư thừa vào năm mới. Do đó, khi ăn cá, người Trung Quốc để lại đầu và đuôi. Hàm ý là năm tới không chỉ có cơm ăn, áo mặc mà còn dư giả.

Không gội đầu và cắt tóc vào ngày đầu năm mới

Người Trung Quốc rất thích chơi chữ, sử dụng các từ “đồng âm khác nghĩa”,… Từ tóc trong tiếng Trung là “发” là âm đầu tiên từ “发财” có nghĩa là “thịnh vượng”.

Người Trung Quốc cho rằng bạn không được cắt tóc, gội đầu vào những ngày đầu năm mới. Bởi như vậy chính là đang tự “rửa trôi”, “cắt đi” sự may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

 

Không giặt đồ

Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, ngày đầu tiên và ngày thứ hai của năm mới là hai ngày để thờ thần Thủy. Bạn không nên giặt đồ trong những ngày này. Điều đó được coi là hành động xúc phạm tới thần Thủy. Do đó, để có một năm bình an, tài lộc họ tuyệt đối không giặt đồ trong 2 ngày đầu năm, tránh bị “trừng phạt” vào năm mới.

Không quét nhà, vứt rác ngày mùng Một

Những ngày cuối năm, các gia đình Trung Quốc đều dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa. Dọn sạch những điều cũ kỹ, không may của năm cũ và chào đón điều tốt đẹp của năm mới. Bởi họ cho rằng, trong ngày đầu năm mới, bạn không nên tự tay quét nhà, dọn nhà. Việc quét nhà đầu năm đồng nghĩa với việc bạn muốn “xua đuổi” may mắn và tài lộc năm mới. Họ khẳng định hành động này rất có thể bạn đang muốn “quét/ dọn sạch” tài lộc đi mất. Còn hành động “vứt rác” cũng được coi như là đang vứt tài lộc ra khỏi nhà vào đầu năm.

Nếu nhà cửa của bạn quá bề bộn, bạn có thể chờ đến mùng 2 dọn dẹp cũng chưa muộn.

Không đến bệnh viện, uống thuốc

Bệnh viện là nơi người ta chỉ đến khi ốm đau. Do đó việc ghé bệnh viện vào đầu năm khiến người Trung Quốc liên tưởng đến “giông tố”, bệnh tật kéo đến cả năm khiến sức khỏe không tốt. Trừ các trường hợp cấp cứu, hoặc quá khẩn cấp, họ tuyệt đối không đến bệnh viện trong những ngày đầu năm mới.

Cũng vì lí do như trên mà trong những ngày đầu năm mới, nếu không có vấn đề quá nghiêm trọng về sức khỏe, người Trung Quốc tuyệt đối không uống thuốc. Một số khu vực ở Trung Quốc, sau khắc giao thừa những người bệnh sẽ tự tay đập vỡ bình thuốc. Họ tin rằng đây là hành động giúp “xua đuổi” bệnh tật trong năm mới.

 

Không ngủ trưa ngày Tết

Ngủ trưa là một trong những thói quen tốt bảo vệ sức khỏe con người. Dù vậy, người Trung Quốc cho rằng ngủ trưa vào ngày đầu năm sẽ đồng nghĩa với việc lười biếng, trì trệ trong năm mới. Để minh họa cho điều này, người xưa có câu “Đàn ông ngủ trưa ruộng đồng nứt nẻ, phụ nữ ngủ trưa phòng bếp nguội lạnh”.

Không làm vỡ đồ đạc

Vỡ đồ đạc là một trong những điều cực kỳ bị KIÊNG KỴ trong ngày tết. Đặc biệt là ở Trung Quốc và cả Việt Nam. Theo người xưa, tiếng vỡ đồng nghĩa với tán gia bại sản. Mọi người đều tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng các đồ đạc dễ vỡ. Đặc biệt càng được kiêng kị với những thương gia, người buôn bán.

Không mặc quần áo màu đen, màu trắng

Đen & trắng là 2 màu sắc không được “yêu thích” trong những ngày đầu năm mới người Trung Quốc. Thậm chí còn bị kiêng kỵ. Bởi vì đen trắng là hai màu gợi đến hình ảnh tang tóc và chết chóc. Vậy nên, sắc màu tươi tắn nổi bật đặc biệt là màu đỏ luôn là màu sắc yêu thích giúp mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho họ trong năm mới.

Không ăn cháo và thịt trong bữa sáng

Theo quan niệm của dân gian, chỉ những người nghèo khổ mới phải ăn cháo. Vì vậy trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc sẽ không ăn cháo.

Ngoài ra, một số người Trung Quốc cũng không ăn thịt trong bữa sáng đầu năm. Họ coi đây là một hành động thể hiện sự tôn trọng trong Phật giáo.

 

Không mặc quần áo rách

Những bộ quần áo rách là điều người Trung Quốc nhất định sẽ “tránh xa” trong dịp đầu năm mới. Đặc biệt là những đứa trẻ con vì đó được cho là mang lại điềm xui.

Không may mặc, khâu vá

Kéo, dao là những vật dụng họ sẽ không sử dụng đến trong năm mới. Từ bao đời nay, người Trung Quốc luôn quan niệm rằng dùng kéo, dao sẽ dẫn đến điều không may, tiền bạc bị cắt giảm…

May vá trong những ngày đầu năm được cho là điều không tốt. Việc may vá đầu năm sẽ khiến gia chủ phải gánh chịu vất vả suốt cả năm. Không ít người còn quan niệm rằng, nếu thai phụ vào ngày mùng 1 mà động tới kim chỉ thì khi sinh con, mắt của đứa bé sẽ dẹt như cây kim.

Không để hũ gạo trống không

Từ xưa, trong ngày Tết người Trung Quốc trong nhà họ luôn để đầy các hũ gạo và tuyệt đối không để hũ gạo trống không.

Họ cho rằng, với hũ gạo trống không trong nhà như một lời nguyền rủa xấu trong năm mới. Điều đó ám hiệu gia đình đó sẽ sớm rơi cảnh nghèo đói, xui xẻo và bất an trong năm.

Phụ nữ không đi ra khỏi nhà

Ngày đầu tiên của năm mới, việc phụ nữ đi ra khỏi nhà được cho là một điều cấm kỵ. Bởi hành động này sẽ mang đến xui xẻo cho bản thân.

Con gái lấy chồng rồi cũng không được phép về thăm bố mẹ đẻ bởi điều đó khiến gia đình bố mẹ đẻ gặp đen đủi, làm ăn không thuận lợi.

Tiếng khóc trẻ con

Khóc than, cãi vã  là những điều người Trung Quốc đặc biệt cấm kỵ trong những ngày Tết. Vậy nên, trong những ngày đầu năm mới nhất định họ phải cố gắng để trẻ con không được khóc. Họ quan niệm rằng tiếng khóc là một trong những dấu hiệu báo hiệu điềm gở trong gia chủ.

 

Không vay mượn, trả nợ đầu năm mới

Trước giao thừa, người Trung Quốc sẽ cố gắng trả hết nợ nần. Đặc biệt sẽ tránh việc mượn tiền bạc trong ngày đầu năm mới. Ông bà xưa truyền dạy rằng, không nên cho đồ đạc, tiền bạc hay là vay mượn bất cứ thứ gì vào những ngày đầu năm. Bởi vì như vậy sẽ làm cho cả gia đình phải rơi vào cảnh túng thiếu suốt cả năm.

Điều kiêng kỵ này có nguồn gốc từ quan niệm, ngày đầu năm mở cửa để đón lộc tài vào nhà, nên trả hoặc cho mượn sẽ giống như “dâng” lộc của mình cho người khác.

Không để người khác lục ví, túi

Những ngày đầu năm ví, túi là “vật bất ly thân” người Trung Quốc. Móc, đụng, chạm những vật riêng tư này được coi là hành động cực kỳ đại kỵ trong dịp năm mới.

Từ xưa, người Trung Quốc đã quan niệm rằng nếu ví tiền bị người khác lục lọi trong ngày Tết dự báo trước về tài vận, công danh cả năm sẽ bị người ngoài tước đoạt.

Không sát sinh trong năm mới

Máu được coi là điềm xấu. Do đó việc sát sinh, giết hại động vật được xem là vô cùng kiêng kị vào dịp năm mới

Không đánh mắng trẻ, bất hòa, tranh cãi

Theo truyền thống, nếu đứa trẻ bị mắng vào ngày đầu năm thì sẽ bị mắng cả năm. Ngày mùng 1 tết phải nói những điều tốt đẹp, không được nói những lời thô tục.

Trong ba ngày Tết, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí. Dù cho có khó chịu như thế nào thì cũng tránh không gắt gỏng hay tranh cãi.
Trẻ con không khóc lóc, người lớn không quát mắng để giữ cho không khí trong suốt một năm luôn được hòa thuận, vui vẻ.

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết

Nếu đi chúc Tết nhà người ta, mà họ lại đang ngủ thì hãy chờ một dịp khác, không nên đánh thức người đó dậy.
Ngay cả người nhà cũng tuyệt đối không nên đánh thức người thân trong mấy ngày Tết. Hãy để người ta tự dậy.
Nếu không, người đang ngủ đó trong suốt cả năm mới sẽ luôn bị nhận phải sự hối thúc, giục giã từ người khác.
Mặc dù đời sống ngày càng hiện đại, một bộ phận người trẻ Trung Quốc cũng dần không quá khắt khe với những điều kiêng kỵ ngày Tết như trước nữa. Tuy nhiên, đây vẫn như là một nét văn hóa ngày Tết “có thờ có thiêng có kiêng có lành”.
____________________________________________________

Xem lịch khải giảng mới nhất của Tiếng Trung Cầm Xu tại đây

Youtube: https://www.youtube.com/user/omaicay90

Facebook: Tiếng Trung Cầm Xu – Dạy phát âm chuẩn nhất Hà Nội

 

Các khóa học tại Trung tâm Cầm Xu

Khoá Phát âm

Khóa học dành cho người chưa biết gì Tiếng Trung, sau khóa học, học viên sẽ có phát âm chuẩn, biết tra từ điển, hát, đọc thơ, tự giới thiệu bản thân bằng Tiếng Trung, gõ được chữ Hán trên máy tính, điện thoại.

  • Số buổi học:

    6 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

1.500.000 VNĐ
Đăng ký ngay

Khoá Phát âm – Khởi động

Dành cho các bạn đã học xong phát âm. Sau khi học xong bạn sẽ có 500 từ vựng cơ bản, 400 từ vựng mở rộng, 100 cấu trúc ngữ pháp thông dụng, giao tiếp được tất cả các chủ đề cơ bản trong cuộc sống và công việc như giới thiệu, mua bán, du lịch, nhắn tin với người Trung Quốc,...

  • Số buổi học:

    35 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

6.890.000 vnđ
Đăng ký ngay

Khoá Tăng tốc

Dành cho những bạn đã học xong khóa Khởi động hoặc học xong cuốn Boya sơ cấp 1 hoặc cuốn Hán ngữ quyển 3. Sau khóa học này bạn sẽ có khoảng 1000 từ vựng chính thức, 900 từ vựng mở rộng, 200 cấu trúc ngữ pháp thông dụng, giao tiếp được nhiều hơn, biết cách đưa ra một số quan điểm với các chủ đề trong cuộc sống và công việc.

  • Số buổi học:

    30 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

5.990.000 VNĐ
Đăng ký ngay

Khoá Cất Cánh

Khóa học này dành cho các bạn đã học xong khóa Khởi động hoặc Boya sơ cấp 1 hoặc Hán ngữ cuốn 3. Sau khóa này bạn sẽ có tổng cộng 1400 từ vựng chính và 1200 từ vựng mở rộng, khắc sâu 300 cấu trúc ngữ pháp, thành thạo giao tiếp Tiếng Trung thông dụng, có thể tranh biện, chia sẻ quan điểm cá nhân bằng Tiếng Trung.

  • Số buổi học:

    25 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

5.990.000 VNĐ
Đăng ký ngay
Bài viết liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments