x

Chị Hà Nguyễn

Admin

15/03/2023

Tiếp xúc với người Trung Quốc từ nhỏ, Hà dần nảy sinh niềm yêu thích tiếng Trung. Mỗi lần được bà dẫn đi chợ, Hà đều chú ý đến những biển hiệu to nhỏ ghi chằng chịt những chữ sổ dọc sổ ngang. “Bà chữ mấy cái loằng ngoằng này là gì thế ạ?” – “Chữ viết của người Trung Quốc đấy cháu”. Chợ biên giới to gấp mấy lần chợ huyện, thương lái ra vào nườm nượp. Họ nói chuyện bằng thứ tiếng Hà nghe không hiểu, nhưng thấy vui tai lắm, nghe mãi thành quen. Thành thử chỉ cần thấy bà đội nón xách làn, Hà đã trèo ra cửa đợi sẵn. Cả chợ không ai là không biết mặt con bé 12 tuổi chuyên đứng hóng chuyện với thương lái người Hoa. Nghe câu được câu mất nhưng Hà vẫn hiểu ý tứ họ nói, có khi còn phiên dịch lại cả cho bà. Chỉ là…Hà không đáp lại được bằng tiếng Trung.

Tối hôm ấy, Hà thủ thỉ với mẹ: “Hôm nay đi chợ người Hoa nói gì con hiểu hết mẹ ạ, con còn nói lại cho cả bà hiểu nữa. Hay là mẹ cho con đi học tiếng Trung mẹ nhé”. Mẹ chỉ cười rồi bỏ ra ngoài phòng khách đóng hàng. Đêm muộn, Hà lật đật mò ra uống nước thì thấy bà nội ngồi bàn bạc gì với mẹ.

Đúng mỗi 3 giờ chiều lại thấy cô bé nhỏ xíu đeo cái cặp sách to hơn người lóc cóc đạp xe sang nhà cô giáo. Vở ô li nắn nót từng dòng chữ Hán ngay ngắn, tuy nét chữ vẫn còn xê dịch ít nhiều. Thế mà đùng cái, học được 5 buổi thì cô giáo báo nghỉ giữa chừng vì chuyến hàng sắp tới gặp trục trặc, cô phải sang Quảng Châu gấp. Việc học tiếng Trung của Hà cũng vì vậy mà “đứt gánh”.

Chị Hà Nguyễn - Học viên tại Tiếng Trung Cầm Xu

Chị Hà Nguyễn – Học viên tại Tiếng Trung Cầm Xu

Lớp học Thạc sĩ khóa này của đại học South Florida tình cờ có khá nhiều bạn châu Á, Hà nhanh chóng bắt cặp được với một nhóm bạn gốc Hoa. Có lần khi các bạn nói chuyện với nhau bằng tiếng Trung thay vì giọng Mỹ tiêu chuẩn, cứ tưởng Hà không hiểu gì. Ấy vậy mà Hà lại tiếp lời khiến các bạn ngây người ra rồi cười lớn. Hóa ra Hà có thể hiểu, chỉ là không đáp lại được nhiều. Từ dạo ấy, nhóm nói chuyện bằng tiếng Trung nhiều hơn còn Hà đáp lại bằng tiếng Anh. Nhưng ai rồi cũng sẽ phát bực khi vừa phải nghe 1 thứ tiếng, tự diễn biến chuyển hóa trong đầu bằng 1 thứ tiếng khác và cuối cùng nói ra bằng 1 thứ tiếng khác nữa. Máu học tiếng Trung tưởng chừng đã tắt ngủm từ hồi 10 tuổi bỗng chốc lại bốc lên ngùn ngụt.

“Trời ơi đây ngày bé chỉ mong có người nói tiếng Trung cùng để mà xổ 1 trang a lô xích xông thế mà bây giờ có rồi lại im như thóc. Không được, phải nắm bắt lấy cơ hội này!”.

Facebook như kiểu có chức năng nghe lén vậy, sáng vừa bảo muốn học tiếng Trung tối đã thấy newfeeds hiện đủ loại trung tâm với khóa học rồi. Thế đã xong ư, không có đâu. Đến gửi tệp cũng gửi đầy đủ file 1 -2-3 đến cả file final, mua gì cũng đi tham khảo mấy ngày rồi mới xuống tay, Hà dành đến cả tháng trời nghiên cứu chỗ học.

“Khi quyết định học cái gì, mình phải tự khảo sát kĩ càng mới yên tâm được”. Hà lên Google tìm Website, lên Facebook đọc bài viết, xem từng video, đọc từng cái caption không bỏ sót thứ gì. Thậm chí Hà còn đọc từng đánh giá một và làm cả bảng so sánh, khoanh vùng mấy cái tên có vẻ uy tín. “Mình phải xem thầy cô phát âm thế nào? Sĩ số lớp bao nhiêu? Các thầy cô đứng lớp là ai,… rồi mới quyết định chọn Tiếng Trung Cầm Xu đó.”

“Đầu tiên chỉ định học thử vài buổi thôi, nếu không ổn là bỏ luôn ấy, nhưng càng học càng thấy cuốn nên theo đến tận HSK5 luôn này.” Đã có thời gian, khi học khóa nâng cao, việc học của Hà gần như đình trệ. Thời gian luyện thi HSK6, tâm trạng Hà thường xuyên tụt sâu vì stress nhiều. Có quá nhiều cụm thành ngữ, nhét vào đầu không trôi nổi khiến Hà giận dữ với chính bản thân mình. Mất định hướng, tự phủ định bản thân, Hà lại gọi cho cô Huyền “Cô ơi em thấy khẩu ngữ của em dạo này í ẹ quá”. Vẫn nhẹ nhàng và ôn tồn như thế, cô bảo” Không phải vậy đâu. Cô đã chứng kiến em từ lúc mới bắt đầu như thế nào cho đến bây giờ, em đã đi được chặng đường rất xa rồi. Cứ mạnh mẽ đi tiếp thôi”.

Mấy bận sau, Hà lại gọi điện về thủ thỉ với cô Huyền “Cô ơi em thấy khẩu âm của em vẫn chán quá, luyện mãi nghe vẫn thiếu muối cô ạ”. Không cần suy nghĩ nhiều, cô bảo ngay: “Thế thì ngày nào cũng gọi điện cho cô tầm 15 – 30 phút nhé, cô trò mình tập cùng nhau“

À còn cô Trang nữa, Hà thường gửi cho cô cả 1 bài văn siêu dài. Lần nào cô cũng sửa lại tỉ mỉ và chữa từng tí một, đánh dấu đỏ từng chỗ và chú thích bên cạnh. Dần dần, Hà học được tính cẩn trọng và tỉ mỉ của cô Trang. Đến bây giờ, khi làm gia sư cho người khác, Hà trở thành “cô Trang thứ hai”. Hà còn được đặt biệt danh là “Cảnh sát chính tả” nữa. “Mỗi lần thấy mình ở đâu các bạn ấy toàn kêu lên “Chúng mày ơi cảnh sát đến rồi” vì mình sửa bài từng tí một từ lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ,..

Bây giờ thì Hà đã thực sự “sống” với tiếng Trung rồi. Mỗi tuần Hà đều dành 22 – 40 tiếng viết content và thu âm cho 2 kênh Youtube cá nhân, 1 kênh nói hoàn toàn 100% tiếng Trung và 1 kênh có để bản sub tiếng việt. Dù lượng người theo dõi mới chỉ vừa chạm mốc 1000 nhưng lúc nào Hà cũng muốn làm tiếp, để ai cũng được sống với tiếng Trung như mình.