x

Chị Nguyễn Lan

Admin

27/08/2023

MẸ BỈM SỮA VỪA RONG CON KHẮP XÓM VỪA HỌC ONLINE VẪN ĐỖ HSK4

“Nuôi dưỡng đam mê là cái đầu tiên mình phải học. Vốn tưởng dễ dàng. Nhưng thực hiện mới thấy nó chông gai. Chị chỉ sợ về già, lại phải ngồi thơ thẩn mà tiếc. Sao hồi ấy mình không làm? Sợ lắm cái cảm giác hối hận nên đã làm phải làm đến cùng.”

Thích tiếng Trung từ bao giờ? Chị Lan cũng chẳng biết nữa, từ những bài hát hay bộ phim Trung Quốc hôm nào cũng xem. Ngày xưa đi học, trường chỉ dạy tiếng Anh nên chị Lan cũng học ngoại ngữ như một môn bắt buộc.

Bây giờ, chị chọn tiếng Trung chỉ đơn giản vì “Thích ở trong lòng lâu lắm rồi”. “Chị cảm thấy mỗi chữ Hán đều có nghĩa sâu sắc, cách viết cũng công phu, nhiều nét nhiều đường, uốn lượn mềm mại trông rất đẹp”.

Cũng như bao người khác, chị Lan bắt đầu bằng việc tự mò mẫm trên Internet. Thấy app nào nhắc đến “học tiếng Trung” chị cũng tải xuống dùng thử. Tan làm rảnh rỗi, chị lại lân lan ra nhà sách tìm giáo trình Hán ngữ. Chính tông có, dạy tiếng bồi cũng có, nhưng những thuật ngữ như “ngạc cứng, ngạc mềm” khiến chị khó mà hình dung nổi.

Đã nhiều lúc chị bỏ dở giữa chừng, công việc bận rộn không có chỗ cho những điều mất thời gian. Cho đến một hôm, chị Lan tình cờ lướt trúng video của cô Cầm Xu trên youtube: “Khi đến Trung Quốc đừng bao giờ gọi con gái bằng từ này nếu không muốn bị đánh sấp mặt”.

Chị Nguyễn Lan - Học viên tại Tiếng Trung Cầm Xu

Chị Nguyễn Lan – Học viên tại Tiếng Trung Cầm Xu

Giây trước bật cười, giây sau nhớ ngay được từ mới, các ví dụ cô Cầm Xu lấy cũng thực tế nên tối đó chị Lan xem đi xem lại cả chục lần. Sau hôm ấy, chị Lan chính thức chấm dứt quá trình tự chiến đấu đầy gian khổ và đăng ký học tại Tiếng Trung Cầm Xu. “Bỏ lỡ nhiều rồi, không muốn lỡ dở thêm nữa…”

Chuyện học hành chưa bao giờ đơn giản với những ai đã làm mẹ, nhất là mẹ 2 con. Con còn quá nhỏ, chị Lan phải vừa ôm con vừa học. Ba khóa học, 1 năm trời, đầu làng cuối xóm đã quen với hình ảnh 1 tay bế con 1 tay cầm điện thoại, rong từ đầu ngõ đến cuối ngõ của chị Lan.

Hai bé còn chập chững, hôm nào các bé ngoan thì mẹ học mới yên còn hôm nào trái gió trở trời các bé quấy thì đến cái điện thoại cũng không cầm được.

Có hôm ngoài trời xuống đến 10 độ C, wifi nhà lại hỏng, chị phải sang hàng xóm học nhờ. Xui rủi thay hôm đó họ đóng cửa ngủ sớm. Chị Lan một mình đứng ngoài trời tối, khăn quàng kín mít, lạnh căm căm mà tay vẫn cầm điện thoại để theo kịp bài.

Chị Lan mê học lắm, phải xem lại quay màn hình buổi học cũng sẽ cố xem, chứ tuyệt đối không bỏ buổi nào. Chị mê cái cách cô Ngọc Liên “nhét chữ vào đầu tự nhiên nhất”. Chị Lan nhớ mãi 1 câu thả thính cô giảng: “为你而来” (Vì em mà đến). Học có ngữ cảnh, có ví dụ cụ thể dễ nhớ hơn nhiều so với đọc lý thuyết xa xôi.

Mãi đến hôm vừa rồi có kết quả thi HSK4, chị mới báo về cho cô và cả lớp cùng mừng. Một năm ròng rã, bỏ ăn cơm chứ không lỡ giờ học. “Được 238 điểm thôi, vẫn tiếc quá vì thấp hơn điểm thi thử lúc làm ở Trung tâm nhiều”.

Chị Lan làm việc tại một công ty Đài Loan, khách hàng đều là người châu Âu và châu Mỹ nên dùng tiếng Anh là chủ yếu. Còn giao tiếp với đồng nghiệp thì dùng tiếng Trung. Như vậy thì có cơ hội luyện tập nhiều ư? Không, nó đã từng là nỗi sợ khiến chị Lan ngại nói chuyện với mọi người.

Nói chuyện với người Trung, họ không hiểu, người đó tỏ thái độ và không muốn nói chuyện cùng nữa. Lâu dần, chị Lan không dám mở lời. Dạo này, chị đã tự tin nói chuyện bằng tiếng Trung, kết bạn Wechat với đồng nghiệp, với khách hàng Trung Quốc. Một vài câu chào đơn giản là đã đủ để làm quen.

“Ban đầu theo học ở trung tâm, chị cũng không có kỳ vọng gì nhiều, cũng không biết chắc chắn cái mình sẽ đạt được là gì. Sau khóa Khởi động, mới chỉ thấy ngữ pháp tiếng Trung mạch lạc hơn. Nhưng hết khóa Tăng tốc thì mới thấy đã tự tin nói tiếng Trung hơn rất nhiều. Còn trẻ, học đi em ạ. Để đến lúc già, quay đầu nhìn lại không phải kêu trời Giá như…”