Học Tiếng Trung có khó không? Cách học Tiếng Trung dễ như ăn kẹo
camxu
04/07/2017
Mục lục
Cách học tiếng Trung làm sao cho dễ nhớ hay cách nhớ chữ Hán là vấn đề luôn được mọi người được quan tâm nhiều nhất, nhất là đối với các bạn mới bắt đầu học Tiếng Trung. Để giúp các bạn có một phương pháp học Tiếng Trung, chữ Hán hiệu quả, dễ hiểu dễ nhớ, Tiếng Trung Cầm Xu xin chia sẻ một số phương pháp học chữ Hán dễ nhớ mà lại rất hiệu quả.
1. Tập viết chữ Hán mỗi ngày, chỉ nhớ những từ cơ bản và quan trọng
Bạn không cần thiết phải biết hết 50000 từ Tiếng Trung và đọc thông viết thạo 50000 từ này, vì ngay cả người Trung Quốc cũng không biết hết được.
Bạn hãy làm theo một số mẹo đơn giản sau:
– Chỉ với 1500 từ bạn có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi loại ngôn ngữ.
– Các vấn đề về sự trùng lặp hữu dụng trong tiếng Trung.
– Nếu bạn muốn đọc và viết tiếng Trung nhanh, đừng phí thời gian học những chữ cái hiếm gặp vì bạn chẳng bao giờ dùng mà hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất.
Sử dụng Flashcard là cách nhớ chữ Hán rất hiệu quả
– Hãy chọn ra 1500 từ Trung Quốc hữu dụng nhất và in ra thành 1 poster.
– Hãy xử lý để poster có độ phân giải cao nhất để khi in ra các chữ không bị mờ.
– Mỗi từ nên bao gồm phần chữ Hán (Phồn thể hoặc giản thể tuỳ việc bạn học tiếng Đài Loan hay tiếng Phổ thông), phần dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh (cho các bạn muốn ôn luyện cả tiếng Anh) và phần Pinyin.
>>> Xem thêm:
Cách nhớ chữ Hán bá đạo – Cách học chữ Hán nhanh và dễ nhớ nhất
2. Học chữ Hán bằng bộ thủ (Phương pháp chiết tự)
Chữ Hán là chữ tượng hình được chia làm hai loại cơ bản: là chữ đơn thể (人,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung, thường có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghĩa và cách đọc của từ.
Học thuộc các bộ thủ là phương pháp khá đơn giản và hiệu quả để học chữ Hán. Khi chúng ta không biết cách đọc một từ, chúng ta có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa cũng như cách đọc của từ ấy. Như đã nói ở trên chữ hợp thể chiếm hần lớn trong tiếng Trung vì vậy có những chữ được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ lại với nhau. Vì vậy học thuộc bộ thủ cũng là một cách để ghi nhớ chữ Trung Quốc.
Phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ) là một cách nhớ chữ Trung Quốc nhanh và hiệu quả.
Một số ví dụ về chiết tự dưới đây
Ví dụ 1
– Chữ 安 (Ān) An: An toàn.
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái che.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ.
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
Ví dụ 2
– Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng
Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.
Ví dụ 3
– Chữ “休“ nghĩa là nghỉ ngơi
Chữ này được ghép từ chữ “人” : người và chữ “木”: gốc cây. Có nghĩa là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.
Đoán nghĩa của chữ dựa vào bộ thủ: Khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ.
Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc,…
Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc của chúng ta.
3. Ghi nhớ chữ tượng hình
Trong tổng số chữ Trung Quốc có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật, là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt như: Mặt trăng, mặt trời, con ngựa,…tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể, cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.
Vd: “月”: Mặt trăng; “日”: Mặt trời; “水”: Nước,…
Chữ hội ý và chữ chỉ sự là loại chữ thể hiện lối tư duy trí tuệ của người xưa.
Dưới đây là 1 số chữ tượng hình:
4. Học từ mới qua phim ảnh, truyện Tiếng Trung
Nghe nhưng bài hát yêu thích của mình bằng tiếng Trung có phụ đề phiên âm. Nghe nhiều sẽ nhớ được chữ Hán lâu hơn.
5. Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố.
Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
(Chữ an 安)
đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.
Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai.
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始.Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.
Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
Với 5 cách nhớ chữ Hán cơ bản trên đây, hi vọng phần nào sẽ giúp được việc học tiếng Trung đơn giản hơn.
Xem thêm 8 bí kíp cần nhớ khi viết chữ Hán.
Chúc các bạn học tốt tiếng Trung.