5 điều cần chuẩn bị khi bắt đầu học Tiếng Trung giao tiếp để đạt 100% hiệu quả
Admin
31/10/2024
Mục lục
Tiếng Trung mang đến nhiều cơ hội trong công việc, học tập, du lịch và tìm hiểu văn hóa. Tuy nhiên có nhiều bạn lại không biết cần chuẩn bị những gì để học tốt Tiếng Trung. Trong bài viết này Tiếng Trung Cầm Xu sẽ chia sẻ với bạn 5 điều quan trọng bạn cần chuẩn bị khi bắt đầu học Tiếng Trung giao tiếp.
1. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng
Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Việc này giúp bạn có hướng đi rõ ràng và động lực để kiên trì. Khi biết rõ mục tiêu mình muốn đạt được, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân.
Ở bài viết này, Tiếng Trung Cầm Xu giới thiệu đến bạn phương pháp SMART giúp bạn có thể tự đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân và đạt được hiệu quả cao nhất.
5 yếu tố trong phương pháp đặt mục tiêu SMART là:
- Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu học tập phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
Ví dụ: thay vì đặt mục tiêu “học Tiếng Trung giao tiếp”, bạn nên đặt mục tiêu cụ thể là “Học cách hỏi giá tiền đơn giản bằng Tiếng Trung”, hoặc “thành thạo giao tiếp Tiếng Trung cơ bản trong 6 tháng”.
- Measurable (Đo lường được): Mục tiêu có thể đo lường được bằng các chỉ số hoặc tiêu chí cụ thể, để bạn có thể theo dõi và theo sát tiến độ học tập.
Ví dụ: Số từ vựng đã học, số bài tập đã hoàn thành, số lần thực hành luyện giao tiếp Tiếng Trung, thực hành luyện giao tiếp trong bao lâu,…
- Achievable (Tính khả thi): Mục tiêu phải đặt ra ở mức độ vừa sức, có thể thực hiện được chứ không nên cao, quá xa vời. Nếu mục tiêu quá cao, bạn sẽ dễ chán nản và bỏ cuộc.
Ví dụ: Nếu bạn là người đi làm bận rộn và chưa học Tiếng Trung bao giờ, bạn không nên đặt mục tiêu thành thạo giao tiếp trong 1 tháng.
- Realistic (Tính thực tế): Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của bản thân.
Ví dụ: Nếu bạn chỉ có 30 phút học tập mỗi ngày, bạn không nên đặt mục tiêu học 1000 từ vựng trong 1 tuần.
- Time-bound (Ràng buộc về thời gian): Đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu. Điều này giúp bạn tập trung và có động lực hơn.
Ví dụ: Bạn có thể đặt mục tiêu giao tiếp cơ bản các chủ đề thông dụng trong 3 tháng.
Một số ví dụ về mục tiêu học Tiếng Trung giao tiếp:
- Dành 30 phút mỗi ngày học Tiếng Trung giao tiếp theo giáo trình Emotional Chinese.
- Mục tiêu ngày hôm nay: Biết cách hỏi đường cơ bản trong Tiếng Trung.
- Biết cách giao tiếp các chủ đề thông dụng bằng Tiếng Trung trong 3 tháng.
- Có thể xem phim Tiếng Trung không cần phụ đề sau 8 tháng.
Khi đặt cho mình một mục tiêu học tập rõ ràng như vậy, bạn sẽ không còn mông lung hay mất phương hướng trên con đường học tiếng Trung của mình nữa.
2. Tài liệu và nguồn học tập chất lượng
Để học Tiếng Trung giao tiếp hiệu quả, việc lựa chọn giáo trình, tài liệu học tập phù hợp rất quan trọng. Dưới dân là một số giáo trình, nguồn tài liệu học Tiếng Trung chất lượng được phân tích kỹ để bạn lựa chọn.
2.1 Giáo trình
Giáo trình Hán Ngữ:
Bộ giáo trình Hán Ngữ 6 quyển là bộ giáo trình Tiếng Trung kinh điển nhất dành cho người học Tiếng Trung. Các cấp độ sẽ tăng dần theo mỗi quyển trong bộ giáo trình Hán Ngữ từ thấp đến cao.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ (giá bìa khoảng 840.000đ cả bộ), dễ mua, phổ biến, đến cửa hàng sách nào cũng có thể bắt gặp giáo trình này.
- Kiến thức bao quát, cấp độ tăng dần theo từng quyển phù hợp với người mới học.
- Có rất nhiều trường học tại Việt Nam sử dụng bộ sách này để giảng dạy.
Nhược điểm:
- Phần biểu đạt ngữ pháp hơi dài dòng, khó hiểu, dễ gây “lú” cho người tự học.
- Do đã được ra đời từ lâu nên kiến thức có phần lỗi thời, thiếu những chủ đề mang tính thời sự hiện đại.
- Không có bài tập nghe, không hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe nói.
- Thiết kế in đen trắng chưa được đẹp, sử dụng nhiều ngôn ngữ cho cùng một nội dung nên khó nhìn, khó theo dõi, có thể gây giảm hứng thú học.
Giáo trình Boya
Đây cũng là một bộ giáo trình có lịch sử lâu đời và khá phổ biến trong cộng đồng người học Tiếng Trung. Nội dung trong bộ giáo trình này đẩy mạnh về giao tiếp hơn.
Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý (giá bìa khoảng 1.300.000đ cho cả bộ).
- Lượng từ vựng nhiều, phong phú hơn so với các bộ giáo trình khác.
- Có nội dung bài khóa phong phú cả về con người, xã hội và văn hóa Trung Quốc.
Nhược điểm:
- Kiến thức khá nặng nên các bạn tự học sẽ dễ nản.
- Phần ngữ pháp được giải thích khá sơ sài nên cần có người hướng dẫn.
- Các dạng bài tập chưa được phong phú, chủ yếu tập trung vào kỹ năng đọc và viết.
Giáo trình HSK chuẩn
Đây là bộ giáo trình được biên soạn để phục vụ việc thi HSK nên bám sát đề thi HSK nhất, phù hợp nhất với các bạn muốn học để ôn thi chứng chỉ HSK. Các cấp độ HSK1 đến HSK6 sẽ tăng dần theo mỗi quyển trong bộ giáo trình.
Ưu điểm:
- Được in màu và có khá nhiều hình ảnh minh họa.
- Lượng từ vựng lớn chuẩn theo khung HSK, phù hợp nhất với đối tượng ôn luyện thi HSK.
- Có phần giải thích ý nghĩa bộ thủ, chữ Hán rất hay.
Nhược điểm:
- Cả bộ giáo trình và sách bài tập có đến 18 cuốn và được in màu nên giá thành cao hơn nhiều so với những bộ giáo trình khác (Giá bìa khoảng cả bộ khoảng 3.900.000đ)
- Được biên soạn để ôn thi HSK nên tính ứng dụng để giao tiếp chưa cao.
Giáo trình Emotional Chinese
Đây là bộ giáo trình Tiếng Trung đầu tiên được biên soạn dành riêng cho người Việt, phù hợp với các bạn muốn tự học, học để giao tiếp và ứng dụng vào thực tế.
Ưu điểm:
- Sách được in màu toàn bộ, nhiều hình ảnh minh họa giúp việc học trở nên thú vị.
- Có riêng một cuốn sách dạy phát âm, mô tả rõ khẩu hình (vị trí răng môi lưỡi) khi phát âm.
- Có bài tập giao tiếp phản xạ giúp hình thành phản xạ giao tiếp.
- Ứng dụng đường cong lãng quên để nhắc lại kiến thức quan trọng trong từng bài.
- Cập nhật các thông tin về văn hóa, xã hội Trung Quốc hiện đại.
Nhược điểm:
- Chủ yếu tập trung kĩ năng nghe – nói – đọc, không tập trung nhiều vào rèn kĩ năng viết chữ Hán.
- Giá thành cao hơn các bộ giáo trình khác (do in màu và chất lượng giấy tốt, giá bìa khoảng 1.500.000đ cả bộ 7 cuốn).
- Sách mới chỉ có phần sơ cấp và trung cấp, chưa có phiên bản cao cấp cho những bạn muốn học lên cao (HSK5 và HSK6).
2.2 Từ điển:
Hán Việt tự điển (Thiều Chửu):
Đây là cuốn từ điển Trung – Việt được biên soạn bởi học giả Thiều Chửu. Sách gồm hơn 30.000 từ vựng có giải thích nghĩa, phiên âm, cách viết, ví dụ sử dụng và cấu tạo từ. Sách được đánh giá cao về tính khoa học và độ chính xác.
Từ điển Thành ngữ Hán Việt:
Đây là cuốn từ điển chuyên về thành ngữ Trung Quốc, gồm hơn 4.000 thành ngữ có giải thích nghĩa, xuất xứ, ví dụ sử dụng và phiên âm. Sách phù hợp với những người học Tiếng Trung muốn nâng cao vốn từ vựng và hiểu biết về văn hóa Trung Quốc.
Từ điển chuyên ngành
Có rất nhiều từ điển Tiếng Trung phân theo các chuyên ngành khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, y học, xây dựng,…. Những cuốn từ điển này thường được biên soạn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực, cung cấp các thuật ngữ chuyên ngành và những thông tin chuyên sâu về nó.
2.3 Ứng dụng hỗ trợ học Tiếng Trung
Ứng dụng học Tiếng Trung:
Đây là app học ngoại ngữ nổi tiếng trên thế giới. App tập trung vào xây dựng từ vựng và ngữ pháp thông qua các dạng bài tập và trò chơi. Nhược điểm là tính năng chấm và chữa bài còn cứng nhắc, ngữ pháp phải đúng chuẩn 100% theo app mới được tính là đúng.
- Super Chinese
Đây là app học Tiếng Trung thông qua các tình huống thực tế và bài học tương tác. App sử dụng công nghệ AI để theo dõi tiến trình học, có chế độ học offline tiện lợi. Nhược điểm của app này là bạn cần trả phí để có thể trải nghiệm lâu dài.
Ứng dụng từ điển
Đây là app từ điển Trung – Anh, được đánh giá là có độ chính xác cao nhất cả về phiên âm, nghĩa hay cách sử dụng của từ. Bạn có thể tra từ bằng nhiều phương thức như vẽ tay, giọng nói, chụp ảnh. Tuy nhiên App không có Tiếng Việt nên nếu bạn không giỏi Tiếng Anh sẽ gặp khó khăn khi sử dụng.
Đây là app từ điển Trung – Việt hot nhất hiện nay, được thiết kế hỗ trợ tra cứu từ và ký tự nhanh chóng. Có thể tra cứu qua nhận diện hình ảnh, lưu trữ lịch sử tra cứu. Tuy nhiên độ chính xác về dịch thuật không cao, không nên sử dụng để dịch cả câu hay đoạn văn Tiếng Trung. App hay có quảng cáo đăng ký VIP.
Ứng dụng luyện giao tiếp Tiếng Trung
App luyện nói Tiếng Trung với AI. App sẽ có các nhân vật giả lập như chị em, crush, người yêu, người yêu cũ,… thậm chí là idol nói chuyện với bạn. Bạn có thể call nói chuyện trực tiếp hoặc voice chat. Nhược điểm của App này là không thể nghe lại được nội dung mình vừa nói, vì app sẽ tự chuyển thành văn bản Tiếng Trung.
Tính năng này của app ChatGPT trên điện thoại sẽ gần giống như Siri trên Iphone, tuy nhiên cảm giác ChatGPT sẽ có “tri thức” hơn. Bạn có thể yêu cầu Chat GPT đóng vai bạn bè để nói chuyện với mình hay đóng vai giáo viên để chỉnh sửa nội dung nói cho mình. Nhược điểm là khi thực hành giao tiếp với ChatGPT bạn cũng không thể nghe lại nội dung mình vừa nói.
- CamXu
Đây là app giúp luyện giao tiếp Tiếng Trung bằng cách ôn tập từng từ, cụm từ, câu rồi đến bước phản xạ giao tiếp. Nội dung bám sát giáo trình Emotional Chinese và xoay quanh bản thân người học. Bạn có thể nghe lại nội dung mình vừa nói để biết mình đã phát âm hay dùng thừ như thế nào và điều chỉnh. Nhược điểm là hiện tại app chưa public, chỉ dành tặng cho học viên đăng ký học tại Tiếng Trung Cầm Xu.
Lưu ý:
- Khi lựa chọn bất kỳ tài liệu học Tiếng Trung nào, bạn cần cân nhắc đến trình độ hiện tại, mục tiêu học tập, phương pháp học và điều kiện thực tế của bản thân.
- Nên kết hợp sử dụng nhiều dạng tài liệu khác nhau để việc học tập hiệu quả hơn.
Ví dụ sự dụng giáo trình Emotional Chinese kết hợp app CamXu để luyện tập bài đã học và thực hành luyện nói, sử dụng app Pleco hoặc Hanzii để tra từ mới. - Duy trì việc học và luyện tập giao tiếp phản xạ mỗi ngày (dù chỉ 15 phút) để bạn có thể khắc sâu kiến thức và hình thành phản xạ khi giao tiếp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu học Tiếng Trung khác như:
- Truyện tranh Tiếng Trung: Đọc truyện tranh tiếng Trung là cách hay giúp tăng vốn từ và cách sử dụng từ vựng.
- Nghe nhạc Tiếng Trung: Nghe nhạc Tiếng Trung giúp các bạn cải thiện khả năng nghe và tăng thêm sự yêu thích với Tiếng Trung.
- Phim ảnh Tiếng Trung: Xem phim, video ngắn hay các chương trình truyền hình Tiếng Trung là một cách học Tiếng Trung thú vị, giúp bạn nắm được cách nói chuyện tự nhiên của người Trung Quốc.
3. Thiết lập môi trường học tập
Môi trường học tập tốt sẽ giúp bạn tập trung, nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập. Môi trường học tập bao gồm các yếu tố như không gian, dụng cụ học tập, người đồng hành, thói quen học tập,…
Bạn có thể tạo một không gian học tập theo những gợi ý dưới đây:
- Không gian học tập yên tĩnh
Bạn hãy chọn cho mình góc học tập riêng, không bị phân tâm bởi tiếng ồn hay các câu chuyện ngoài lề khiến bạn mất tập trung.
- Phương pháp học tập phù hợp
Một phương pháp học tập thông minh, phù hợp với điều kiện về thời gian, khả năng học tập của bạn thân sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, tiết kiệm thời gian học tập.
- Dụng cụ học tập đầy đủ
Hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập theo nhu cầu của cá nhân bạn như giáo trình, sổ tay, bút viết, điện thoại, máy tính bảng, máy tính,… giúp bạn thuận tiện ghi chép những kiến thức quan trọng.
- Bạn đồng hành khi học
Bạn đồng hành của bạn có thể là giáo viên hoặc bạn bè cùng học Tiếng Trung,… Bạn sẽ có người hướng dẫn, giúp đỡ khi học hoặc thực hành luyện giao tiếp cùng bạn, giúp quá trình học bớt nhàm chán và thú vị hơn.
- Lên kế hoạch học tập cụ thể
Đặt ra lịch học mỗi ngày. Việc học tập có kế hoạch giúp bạn hình thành thói quen và duy trì được việc học. Bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý thời gian hoặc công việc như Google Calendar, Todoist để lên lịch học tập.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Biết sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn tận dụng được tối đa thời gian học tập và duy trì được việc học đều đặn, lâu dài.
Cách quản lý thời gian hiệu quả:
- Lập kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng
Bạn hãy chia nhỏ nội dung cần học thành những phần nhỏ và đặt thời gian học cho từng phần. Việc này giúp bạn không bị quá tải, dễ theo dõi tiến độ học tập của bản thân và cảm giác thành tựu khi bạn hoàn thành mỗi phần học.
Bạn có thể sử dụng phương pháp Pomodoro, chia việc học thành nhiều khoảng thời gian ngắn tầm 25 phút/lần, và nghỉ ngơi giữa những lần học.
- Xếp việc học Tiếng Trung vào danh sách việc quan trọng cần làm
Hãy xếp việc học Tiếng Trung là một trong những việc quan trọng cần làm, thay vì coi đó là việc phụ.
Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để học Tiếng Trung. Nếu bạn là người đã có gia đình và bận rộn công việc, cũng hãy dành khoảng 10 – 15 phút luyện tập giao tiếp Tiếng Trung.
Mỗi ngày học một chút, tích tiểu thành đại chứ đừng bỏ dở giữa chừng sẽ giúp bạn không bị quên kiến thức.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ
Sử dụng các app hỗ trợ quản lý thời gian như Todoist, Google Calendar,… để lên lịch và nhắc nhở bạn học tập. Các công cụ này sẽ giúp bạn theo dõi và quản lý thời gian học hiệu quả hơn, tránh việc quên và bỏ lỡ việc học.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ và đồng hành
Học Tiếng Trung giao tiếp một mình sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ chán nản và bỏ cuộc. Do đó bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ và đồng hành từ người khác.
Người đồng hành của bạn có thể là giáo viên, bạn bè cùng học, hay bất cứ đã học tốt Tiếng Trung.
Lợi ích của việc có người đồng hành:
- Có thể hướng dẫn bạn cách học chính xác và phù hợp với bạn.
- Giúp bạn chỉnh sửa những lỗi sai về phát âm hay trong cách sử dụng từ.
- Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm học tập từ họ.
- Tương tác với bạn, cùng bạn thực hành luyện giao tiếp phản xạ Tiếng Trung.
- Giúp quá trình học của bạn trở nên thú vị và có động lực hơn.
Cách tìm kiếm sự hỗ trợ:
- Tham gia các lớp học tiếng Trung:
Bạn có thể đăng ký tham gia khóa học trực tiếp hoặc trực tuyến tại các trung tâm Tiếng Trung. Ở đó không chỉ cung cấp đầy đủ kiến thức cần học, bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách học cụ thể phù hợp với bản thân, được chỉnh sửa các lỗi sai trong quá trình học, và có bạn bè để cùng luyện giao tiếp.
- Tìm bạn học cùng:
Bạn có thể tham gia các nhóm học Tiếng Trung trên mạng xã hội, các câu lạc bộ Tiếng Trung, những người bạn học cùng để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình học. Bạn có thể tìm kiếm trên các diễn đàn học ngoại ngữ, các hội nhóm trên mạng xã hội như Facebook, Discord,… hoặc các ứng dụng học ngôn ngữ như HelloTalk, Tandem…
- Giao tiếp với người bản xứ:
Sử dụng các nền tảng kết bạn online như HelloTalk, Tandem, Omegle hay OmeTV để kết nối và giao tiếp với người Trung Quốc bản xứ, hoặc những người nói Tiếng Trung trên thế giới. Việc này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa Trung Quốc hay các nước trên thế giới.
Trên đây là 5 điều cần chuẩn bị khi bắt đầu học Tiếng Trung giao tiếp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn xác định được những việc mình cần làm, có một khởi đầu thuận lợi và hiệu quả trên hành trình chinh phục Tiếng Trung của mình.