Bảy biểu tượng lớn trong văn hóa truyền thống Trung Quốc
camxu
13/04/2016
Mục lục
Bảy biểu tượng lớn trong văn hóa truyền thống Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời với tinh hoa 5.000 năm. Không giống như xã hội Trung Quốc hiện đại đầy rẫy thị phi, nền văn hóa truyền thống Trung Hoa thực sự đặc sắc. Đây cũng chính là cảm hứng cho nhiều nền văn minh trên thế giới. Trung Quốc có bảy biểu tượng trong văn hóa truyền thống là nhạc cụ Trung Quốc, gốm sứ, Kung Fu…
1. Tinh thần trà đạo
Trà Trung Quốc, chẳng hạn như Tây Hồ Long Tĩnh và Pu’er Vân Nam. Từ lâu đã nổi tiếng thế giới do màu sắc và hương vị vượt trội của nó.
Tinh thần trà đạo Trung Quốc nắm bắt được thái độ của con người Trung Quốc đối với cuộc sống và tâm linh. Đây là những điều mà mọi người trên thế giới có thể cảm thụ được.
Một nắm lá trà, một ít nước sôi và một bộ ấm trà đáng yêu. Những điều trên là hoàn hảo cho một buổi chiều đầy nắng và những chiêm nghiệm về cuộc đời.

Tinh thần trà đạo Trung Quốc nắm bắt được thái độ của người Trung Quốc đối với cuộc sống và tâm linh
2. Âm nhạc truyền thống Trung Quốc
Âm nhạc dân gian truyền thống của Trung Quốc sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống. Dùng để diễn tấu cùng những điệu múa dân gia của các nhóm dân tộc. Có 10 điệu âm nhạc cổ điển lớn.

Nhạc cụ Trung Quốc
Văn hóa truyền thống Trung Quốc thúc đẩy các giá trị như triết lý về sự hài hòa. Nghe âm nhạc truyền thống có thể giúp tăng cường sự cân bằng và sự yên bình trong tâm khi bạn cần đến nó.
3. Nghệ thuật gốm sứ
Gốm sứ được phát minh tại Trung Quốc, và được coi là “phát minh lớn thứ năm” của quốc gia này. Những thành tựu kỹ thuật và nghệ thuật của nó đã lan rộng đến mọi ngóc ngách của thế giới. Có một ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật gốm sứ và sự phát triển văn hóa của mỗi quốc gia.
Sản phẩm gốm sứ Trung Quốc được xuất khẩu trên toàn thế giới sau triều đại nhà Hán và nhà Đường. Góp phần đáng kể vào việc giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài.

Bình gốm từ thời nhà Thanh
4. Ẩm thực Trung Quốc
Trong nền văn minh 5.000 năm của Trung Quốc, có rất nhiều hương vị, phong cách và các món ăn khác nhau. Cho đến hiện nay đã được phát triển dựa trên triết lý sống và văn hóa truyền thống.

Những khu vực khác nhau ở Trung Quốc có những hương vị đặc trưng riêng của nó
Văn hóa ẩm thực cổ xưa này đã có ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia phương Đông. Điển hình như Nhật Bản, Mông Cổ, Bắc và Nam Triều Tiên, Thái Lan, Singapore. Nó cũng có tác động không nhỏ đến các lục địa khác như châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, và châu Đại Dương.
5. Nhạc kịch Côn Khúc
Nhạc kịch Côn Khúc có nguồn gốc từ 600 năm trước ở Côn Sơn, tỉnh Giang Tô. Là một môn nhạc kịch lâu đời nhất, nó cũng được coi là một biểu tượng lớn của Trung Quốc.
Loại nhạc kịch này dựa trên âm nhạc của nhà Tống, tích hợp các bài hát dân gian từ miền nam Trung Quốc. Lời bài hát của nó phần lớn được chuyển thể từ các tác phẩm văn chương đương đại.

Một nữ diễn viên Côn Khúc trong tiết mục biểu diễn
Loại nhạc kịch này là một tiết mục không thể thiếu trong lịch sử opera Trung Quốc, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học, kịch, âm nhạc và múa của Trung Quốc.
Những màn trình diễn Nhạc kịch Côn Khúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa ca hát và nhảy múa.
6. Kung-Fu Trung Quốc
Kung-fu Trung Quốc là một thuật ngữ chung chỉ sự kết hợp giữa võ thuật và khí công. Đó là một đặc điểm độc đáo của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Kung-fu Trung Quốc hàm chứa ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Người học võ thuật phải học lễ nghi cũng như các kỹ năng võ thuật. Kung-fu chân chính luôn nhấn mạnh rằng võ thuật là để tự vệ chứ không phải để tấn công người khác.
Những người học Kung-fu phải có một tinh thần bất khuất, sức mạnh ý chí và sự kiên trì. Tinh thần thượng võ và ứng xử lịch sự được xem là siêu việt hơn cái gọi là kỹ năng võ thuật.

Tinh thần thượng võ và ứng xử lịch sự được coi là siêu việt hơn cái gọi là kỹ năng võ thuật. (Ảnh: Renee Luo)
7. Khổng giáo
Khổng giáo nhấn mạnh sự an lạc và hài hòa giữa trời và người. Thông qua việc theo đuổi “Đạo”, đó là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Nó chủ trương sự cân bằng và điều độ, bao gồm cả sự hài hòa giữa các cá nhân, cũng như sự hài hòa giữa con người và tâm hồn của chính họ.

“Đạo” – Sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người
Khổng giáo đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian 2.500 sau của lịch sử 5.000 năm. Và nó trở thành trụ cột của nền văn minh cổ đại tại Trung Quốc. Trường phái này đã có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài nhất trong lịch sử của Trung Quốc.
Bảy mươi bốn người đoạt giải Nobel và nhiều học giả có uy tín cao khác đã tuyên bố rằng vì lợi ích của nhân loại và sự phát triển trong thế kỷ tới. Những giáo lý này cần được phát huy và áp dụng trên toàn thế giới. Điều này sẽ đem lại lợi ích lâu dài và sâu rộng cho nhân loại. Giúp đảm bảo một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho tất cả những ai theo đuổi những mục tiêu cao quý.
—————————
Xem lịch khải giảng mới nhất của Tiếng Trung Cầm Xu tại đây