x

Tết cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, giống và khác?

camxu

05/02/2021

Đối với mỗi người Việt Nam, có lẽ Tết cổ truyền là dịp lễ ý nghĩa nhất. Đây là khoảng thời gian nhà nhà đoàn viên. Họ cùng nhau ngồi lại sau một năm làm việc vất vả. Đây còn thời gian tuyệt vời dành cho bản thân và gia đình mình. Mọi người tha thứ, bỏ qua những sai lầm trong năm cũ. Tất thảy đều cùng nhau bắt đầu một năm mới với mọi thứ đều tốt đẹp hơn.

Cũng như Việt Nam, Trung Quốc cũng đón Tết theo lịch âm và coi đây là Tết cổ truyền. Đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Thực tế, phong tục ăn Tết ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Cùng Tiếng Trung Cầm Xu tìm hiểu những điều thú vi này nhé.

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NGÀY TẾT VIỆT NAM VÀ NGÀY TẾT TRUNG QUỐC

  • Là dịp lễ quan trọng nhất năm
  • Thờ cúng tổ tiên
  • Gia đình sum họp, đoàn tụ đón năm mới
  • Thăm hỏi người thân
  • Màu sắc chủ đạo: đỏ, vàng – may mắn, sung túc
  • Treo câu đối đỏ: Phúc – Lộc – Thọ
  • Mừng tuổi để cầu chúc may mán thành công, tốt đẹp
  • Mua quà tặng tết, đồ trang trí, quần áo và thực phẩm
  • Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, quét đi những điều không may
  • Bữa cơm tất niên đêm giao thừa
  • Phong tục sáng mồng Một

Nhìn chung, Tết Âm lịch ở Việt Nam và Trung Quốc đều là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Là khoảnh khắc tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới. 

TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ TẾT CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Về tên gọi và thời gian đón Tết

Ở Việt Nam, Tết cổ truyền được gọi là Tết Nguyên Đán. Còn ở Trung Quốc, dịp lễ này lại có tên là Xuân Tiết.

Dù cùng sử dụng lịch Âm nhưng thời gian ăn Tết của hai đất nước không hoàn toàn giống nhau. Việt Nam đón Tết bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho tới ngày mùng 7 tháng Giêng. Tức là diễn ra trong khoảng 15 ngày. Trong khi đó, người Trung Quốc lại có một cái Tết rất dài. Cụ thể bắt đầu từ mùng 8 tháng Chạp tới 15 tháng Giêng. Tức là kéo dài khoảng… 40 ngày. Thực tế nhịp sống hiện đại, số ngày ăn Tết đã giảm đi. Tuy vậy Trung Quốc vẫn là nơi có kỳ nghỉ Tết dài nhất trong số các quốc gia châu Á.

Về nguồn gốc của Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc

Không nói về chuyện Tết cổ truyền xuất phát từ Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng nguồn gốc Tết của hai quốc gia có sự khác biệt rõ ràng.

Nguồn gốc của Tết Trung Quốc:

Theo truyền thuyết Trung Quốc, Tết cổ truyền bắt nguồn từ “Truyền thuyết con niên”. Thuở hồng hoang, mỗi dịp năm mới, con người bị con quái vật tên Niên thú tấn công, quấy phá. Yêu quái thường vào làng phá hoại hoa màu, bắt và ăn thịt gia súc, thậm chí cả trẻ con. Điều này khiến cho người dân vô cùng lo sợ. Do đó, người dân lựa chọn cách để đồ ăn trước cổng nhà. Họ tin rằng Niên thú sau khi no nê sẽ bớt quậy phá và rời đi. Mọi chuyện vẫn tiếp diễn hàng năm như thế.

Một lần, dân làng chứng kiến Niên thú sợ hãi trước một đứa bé mặc đồ đỏ và chạy trốn. Kể từ đó, họ nhận ra Niên thú rất sợ màu đỏ. Vì vậy mọi người thường treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ, đốt pháo và mặc đồ đỏ,… Phong tục này vừa để xua đuổi Niên thú vừa ăn mừng năm mới. Ăn mừng chiến công xua đuổi Niên thú chính là nguồn gốc ngày Tết của người Trung Quốc.

Nguồn gốc của Tết Việt Nam:

Còn ở Việt Nam, nguồn gốc của ngày Tết thực tế và đơn giản hơn. Tết truyền thống của Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Người Việt coi trọng tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác trong một năm gọi là tiết nguyên đán. Tết Nguyên Đán ở ta là dịp để ăn mừng mùa thu hoạch và chào đón mùa cấy trồng mới. Đây là việc quan trọng nhất của một đất nước với 4000 năm văn minh lúa nước. Tết là dịp để mọi người nghỉ ngơi, cùng trở về nhà đoàn tụ gia đình, người thân. Họ sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới vạn sự như ý. 

Về phong tục ngày Tết cổ truyền

Một trong những điểm khác nhau nữa là những phong tục, hoạt động của người dân hai nước.

Ở Việt Nam, phong tục Tết rất phong phú và đặc sắc. Đầu tiên, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là lễ tiễn ông Công ông Táo. Tiếp đó là những ngày rộn ràng gói bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Nam). Họ về quê ra mộ thắp hương rước ông bà về nhà ăn Tết. Bên cạnh đó còn cùng nhau chuẩn bị mâm ngũ quả, trồng cây Nêu để xua đuổi ma quỷ. Đêm 30, mọi người làm mâm cơm cúng giao thừa, giao thừa xong thì xông đất, hái lộc. Sáng mùng 1 đi đến từng nhà chúc Tết, thăm hỏi; mùng 3 hóa vàng…

 

Người Trung Quốc cũng có lễ tiễn Táo quân vào 23 tháng chạp. Món ăn truyền thống của họ là sủi cảo. Sáng mồng một Tết, người Trung Quốc cổ có tục khai môn pháo trượng. Tức là mở cửa và đốt pháo chào đón năm mới. tuy nhiên do ngày nay đã cấm pháo nên tập tục được bãi bỏ. Họ thường quét dọn nhà cửa vào những ngày trước Tết. Và đến năm mới họ sẽ không động đến chổi để quét nhà. Vì họ cho rằng làm vậy sẽ quét may mắn ra khỏi nhà theo. Ở Trung Quốc cũng thường có tục múa lân, hội đèn lồng và rằm tháng giêng.

 

Về tục chơi hoa và cây cảnh ngày Tết

Người Việt ta thích bộ ba “Đào – Mai – Quất” vì tin rằng nó sẽ đem lại thịnh vượng, may mắn. Còn người Trung Quốc “kết” bộ tứ Mơ – Thủy Tiên – Quất – Cà tím cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe.

Về ẩm thực ngày Tết

Việt Nam nổi bật với những món “nhìn là thấy Tết” như: bánh chưng, bánh tét, giò, củ hành, mứt,… Ngoài ra, còn nhiều món đa dạng, phong phú khác ở từng địa phương. Ở miền Nam có củ kiệu tôm khô, thịt kho hột vịt, bánh tráng cuốn, canh khổ qua,…. Và thịt đông, nem rán, canh măng khô,… ở miền Bắc.

 

Anh hàng xóm đất Bắc vốn nổi tiếng về một nền ẩm thực đồ sộ. Vậy nên thực đơn ngày Tết của người Hoa cũng hoành tráng không kém. Có thể kể đến: bánh niên cao, bánh khoai môn, bánh củ cải, sủi cảo, há cảo, gà Kung Pao,… Một số món còn mang tính biểu tượng như cá (ngư- đồng âm với dư thừa của cải), bánh cảo,…

 


MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC XUNG QUANH TẾT VIỆT NAM VÀ TẾT TRUNG QUỐC

 

“Xuân vận” – hiện tượng văn hóa ăn Tết đặc biệt ở Trung Quốc?

“Xuân vận” là từ dùng để chỉ hành trình về quê nghỉ Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc. Đây được biết đến như “cuộc di cư lớn nhất lịch sử nhân loại”. Khái niệm “Xuân vận” được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1980. Khi đó Trung Quốc đang trong quá trình cải cách mở cửa.

Thời điểm đó, chính sách cải cách đã tạo ra luồng di cư khổng lồ. Mọi người từ vùng nông thôn đến các thành phố lớn để làm việc, sinh sống và học tập. Cứ mỗi lần đến Tết Nguyên Đán, người người nhà nhà lại về quê để sum họp gia đình. Từ đây đã hình thành nên “Xuân vận”. Trong mấy thập kỷ qua, ý nghĩa, hình thức của “Xuân vận” theo thời gian đã có nhiều thay đổi. Nó phản ánh sự phát triển của đất nước và cải thiện cuộc sống của người dân nước này. “Xuân vận” thường diễn ra trong khoảng 20 ngày trước và 20 ngày sau Tết Nguyên Đán. Cao điểm là vào khoảng một tuần trước Tết (khoảng vào ngày 23 tháng Chạp) và một tuần sau Tết.

Sự khác biệt giữa tiền lì xì của 2 nước?

Theo truyền thống, trẻ em Trung Quốc sẽ nhận được những phong bao lì xì mừng tuổi. Sau đó chúng tích lại và cất dưới gối ngủ trong khoảng 1 tuần trước khi mở ra. Người dân Việt Nam có thể sử dụng tiền lì xì bất cứ lúc nào.

Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa?

Tết là ngày lễ cổ xưa nhất của dân tộc, gốc gác của Tết còn đang gây tranh cãi. Có người cho rằng Tết xuất phát từ Việt Nam. Nhưng đa phần lại cho rằng Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa. 

Minh chứng Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa:

“Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ”. Điều này làm cho nhiều người suy đoán rằng Tết có nguồn gốc ở Trung Hoa. Sau đó được du nhập vào nước ta trong 1000 năm Bắc thuộc. Thời Tam Hoàng Ngũ Đế trị vì trong khoảng thời gian từ 2852 TCN – 2205 TCN. Nếu Tết có từ thời đó thì giả thuyết “Tết bắt nguồn từ Trung Hoa” là có khả năng.

Minh chứng Tết của Việt Nam cổ truyền bắt nguồn từ Việt Nam:

Tuy nhiên, sách sử Việt Nam lưu lại rằng: “Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN,… và từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết”. Do đó, giả thuyết “Tết từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc” là không chính xác. Thêm nữa, sự tích về bánh chưng, bánh giầy của dân tộc Việt chính là một minh chứng. Theo sự tích, bánh chưng bánh giầy là do Lang Liêu (con trai thứ 18 của vua Hùng Vương đời thứ VI) tạo ra. Từ đó, hai thứ bánh này đã được dùng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Nó đã tồn tại từ rất lâu trước khi nước Việt bị đô hộ bởi quân xâm lăng phương Bắc.

Không chỉ có sử sách Việt Nam ghi chép lại như vậy. Trong tài liệu cổ của Trung Hoa cũng có những thông tin liên quan đến nguồn gốc của Tết nước ta. Ví như, trong Kinh lễ Khổng Tử – bậc thầy của người Trung Hoa đã viết: “Ta không biết ngày Tết là gì, nghe đâu nó là tên của một ngày lễ hội lớn. Họ gọi ngày đó là Tế Sạ”.

Trong sách “Giao Chỉ chí” cũng có đoạn viết: “Người Giao quận thường tập trung lại thành từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới. Họ gọi đó là ngày Nèn Thết, không chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động đều tham gia lễ hội này…”. Như vậy, rõ ràng ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt ra đời khởi nguồn từ nền Văn hóa lúa nước.

Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc có thể lệch nhau 1 ngày?

Theo học giả Hoàng Xuân Hãn, bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đến năm 1967, Việt Nam chính thức theo múi giờ GMT +7. Trong khi Trung Quốc theo múi giờ GMT +8. Ngày bắt đầu của tháng âm lịch theo giờ quốc tế được tính từ 16 giờ trở đi.

Khi tính lịch âm, Việt Nam phải cộng thêm 7 tiếng. Trong khi Trung Quốc phải cộng thêm 8 tiếng.

Cứ mỗi 23 năm, số giờ chênh lệch cộng dồn thành 1 ngày. Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc. Từ đó hình thành lên chu kì 23 năm sẽ có 1 lần Tết Âm lịch chênh nhau.

Do đó, năm 2030 và 2053, Việt Nam sẽ ăn Tết sớm hơn Trung Quốc.

Tết cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam có những nét khá giống nhau. Nhưng bên cạnh đó là những nét văn hóa riêng cho phù hợp thuần phong mỹ tục. Tất cả đều hướng đến những điều tốt đẹp nhất của từng đất nước. 


Xem lịch khải giảng mới nhất của Tiếng Trung Cầm Xu tại đây

Youtube: https://www.youtube.com/user/omaicay90

Facebook: Tiếng Trung Cầm Xu – Dạy phát âm chuẩn nhất Hà Nội

Các khóa học tại Trung tâm Cầm Xu

Khoá Phát âm

Khóa học dành cho người chưa biết gì Tiếng Trung, sau khóa học, học viên sẽ có phát âm chuẩn, biết tra từ điển, hát, đọc thơ, tự giới thiệu bản thân bằng Tiếng Trung, gõ được chữ Hán trên máy tính, điện thoại.

  • Số buổi học:

    6 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

1.500.000 VNĐ
Đăng ký ngay

Khoá Phát âm – Khởi động

Dành cho các bạn đã học xong phát âm. Sau khi học xong bạn sẽ có 500 từ vựng cơ bản, 60 cấu trúc ngữ pháp quen thuộc, giao tiếp được khoảng 25 chủ đề cơ bản trong cuộc sống và công việc như giới thiệu, mua bán, du lịch, nhắn tin với người Trung Quốc,...

  • Số buổi học:

    35 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

6.890.000 vnđ
Đăng ký ngay

Khoá Tăng tốc

Dành cho những bạn đã học xong khóa Khởi động hoặc học xong cuốn Boya sơ cấp 1 hoặc cuốn Hán ngữ quyển 3. Sau khóa học này bạn sẽ có khoảng 900 từ vựng chính thức, khoảng 120 cấu trúc ngữ pháp thông dụng (bổ sung thêm 400 từ vựng và 60 ngữ pháp cầu nối), giao tiếp được nhiều hơn, biết cách đưa ra một số quan điểm với các chủ đề trong cuộc sống và công việc.

  • Số buổi học:

    30 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

5.990.000 VNĐ
Đăng ký ngay

Khoá Cất Cánh

Khóa học này dành cho các bạn đã học xong khóa Khởi động hoặc Boya sơ cấp 1 hoặc Hán ngữ cuốn 3. Sau khóa này bạn sẽ có tổng cộng 1200 từ vựng, khoảng 150 cấu trúc ngữ pháp (bổ sung thêm 300 từ vựng và 30 ngữ pháp trung cấp), thành thạo giao tiếp Tiếng Trung thông dụng, có thể tranh biện, chia sẻ quan điểm cá nhân bằng Tiếng Trung.

  • Số buổi học:

    25 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

5.990.000 VNĐ
Đăng ký ngay
Bài viết liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments