Kỹ năng nói Tiếng Trung và kỹ năng đọc khác nhau như thế nào và có liên quan gì với nhau?
Admin
05/07/2025
Mục lục
Khi mới học Tiếng Trung nhiều người thường luyện nói bằng cách đọc bài khóa. Nhưng thực tế nhiều người đọc khi đọc thì rất tốt, nhưng khi cần giao tiếp thực tế vẫn không nói được. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ kỹ năng nói Tiếng Trung và kỹ năng đọc khác nhau như thế nào? Luyện nói hay luyện đọc sẽ giao tiếp tốt hơn?
1. Kỹ năng nói Tiếng Trung và kỹ năng đọc khác nhau như thế nào?
1.1 Khái niệm và vai trò của hai kỹ năng
- Kỹ năng đọc Tiếng Trung: là khả năng nhận diện và hiểu chữ Hán, hiểu nghĩa của câu, nội dung văn bản và có thể đọc diễn cảm thành tiếng một cách chính xác nội dung văn bản.
- Kỹ năng nói Tiếng Trung: là khả năng biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc, trao đổi thông tin bằng lời nói một cách linh hoạt, rõ ràng, phù hợp ngữ âm và ngữ cảnh.
Bảng so sánh chi tiết:
Tiêu chí | Kỹ năng nói | Kỹ năng đọc |
Mục đích | Truyền đạt suy nghĩ bằng lời nói | Tiếp nhận thông tin qua chữ Hán và đọc lại nội dung thông tin đó |
Kỹ năng chính | Phát âm chuẩn, từ vựng giao tiếp, phản xạ nhanh | Nhận diện chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp, đọc đúng |
Phản xạ | Phản xạ về tư duy, nội dung khi nói | Phản xạ với chữ Hán để đọc đúng và diễn cảm nội dung có sẵn |
Hình thức luyện tập | Cần môi trường giao tiếp, luyện nói, tương tác thật và luyện tư duy trình bày bằng Tiếng Trung | Có thể luyện đọc qua sách báo, tài liệu có sẵn |
Tâm lý | Dễ lo lắng, thiếu tự tin nói Tiếng Trung vì sợ sai | Có thể chuẩn bị trước để tăng sự tự tin |
Vai trò trong giao tiếp | Trực tiếp, bắt buộc phải có | Gián tiếp, chủ yếu là hỗ trợ việc luyện nói |
1.2 Đặc điểm kỹ năng nói Tiếng Trung
Kỹ năng nói Tiếng Trung là một trong những kỹ năng khó luyện tập vì yêu cầu cao về tư duy, tốc độ phản xạ, khả năng phát âm chuẩn và sự tự tin khi trình bày:
- Phát âm chuẩn, rõ ràng: nếu phát âm sai sẽ dẫn đến sai nghĩa của cả câu.
- Ngữ điệu linh hoạt, tự nhiên, lưu loát: giúp người nghe dễ tiếp nhận thông tin và hiểu ý.
- Phản xạ giao tiếp nhanh: bạn sẽ không có thời gian dừng lại để suy nghĩa hay tra từ khi nói chuyện thật.
- Tâm lý ảnh hưởng mạnh: nhiều người không dám nói do thiếu tự tin, sợ nói sai.
- Cách dùng từ và câu trúc linh hoạt: chỉ cần người nghe hiểu, không nhất thiết chuẩn ngữ pháp 100%.
1.3 Đặc điểm kỹ năng đọc Tiếng Trung
Kỹ năng đọc Tiếng Trung là kỹ năng đòi hỏi khả năng ghi nhớ và nhận diện chữ Hán tốt và khả năng đọc diễn cảm văn bản có sẵn:
- Ghi nhớ mặt chữ Hán: phải ghi nhớ chính xác chữ Hán, cách phát âm của chữ đó.
- Nắm nghĩa từ vựng và ngữ pháp: để đọc hiểu văn bản chuẩn, biết ngừng nhỉ đúng chỗ
- Nắm được cách ngắt nghỉ khi đọc văn bản: giúp người nghe dễ nắm thông tin và hiểu nội dung hơn.
- Cho phép dừng, tra, sửa: không yêu cầu cao về tốc độ phản xạ, có thể chuẩn bị trước.
- Có thể đọc nhiều loại văn bản: giúp mở rộng vốn từ và hiểu biết.
- Không giúp hình thành phản xạ giao tiếp: chỉ giúp bạn phát âm từ vựng, nói câu văn Tiếng Trung ra miệng tốt hơn.
2. Kỹ năng nào giúp giao tiếp Tiếng Trung tốt hơn?
Giao tiếp là quá trình hai chiều gồm nghe và nói, trong đó kỹ năng nói đóng vai trò chủ động, quyết định khả năng thể hiện suy nghĩ, phản hồi và xây dựng kết nối với người đối diện.
So với kỹ năng đọc, kỹ năng nói hỗ trợ giao tiếp trực tiếp và hiệu quả hơn. Kỹ năng đọc chủ yếu hỗ trợ bạn luyện phát âm Tiếng Trung, giúp mở rộng từ vựng, mẫu câu, cách diễn đạt, tạo nền tảng để sử dụng khi nói.
- Đọc chỉ là đọc lại nội dung có sẵn, không cần nghĩ nội dung, trong khi nói là tự sản xuất nội dung mới dựa trên tình huống thực tế.
- Khi đọc, bạn không cần phản xạ linh hoạt, không phải điều chỉnh nôi dung, cách nói theo ngữ cảnh hay người đối diện. Khi nói bạn sẽ cần phản xạ nhanh và chính xác, linh hoạt những nội dung cần nói
- Khi nói, bạn cần phải suy nghĩ chọn từ ngữ phù hợp, tự ghép câu để biểu đạt suy nghĩ, quan điểm, phải kiểm soát cảm xúc khi nói, phải nói với đúng người, đúng lúc. Còn đọc sẽ không giúp bạn luyện được khả năng tư duy ngôn ngữ chủ động.
Chính vì vậy mà nhiều bạn dù đọc văn bản rất tốt nhưng khi nói vẫn không lưu loát. Để giao tiếp tốt bạn cần thực hành luyện nói thường xuyên. Tuy nhiên bạn có thể đi từ bước đệm ban đầu là đọc văn bản, rồi luyện nói tự do, luyện phản xạ giao tiếp.
Đọc chỉ là bước đệm của nói, không thể thay thế kỹ năng nói. Vì đọc là sự lặp lại nội dung có sẵn, còn nói là quá trình phản xạ và tự tạo nội dung mới trong giao tiếp. Muốn giao tiếp tốt, bạn cần chủ động luyện nói thường xuyên, rèn phát âm, phản xạ, ngữ điệu và diễn đạt linh hoạt theo từng tình huống thực tế.