Chứng chỉ HSK quan trọng hay giao tiếp Tiếng Trung tốt quan trọng hơn
Admin
25/04/2025
Mục lục
Bạn đang băn khoăn nên học để thi chứng chỉ HSK hay tập trung vào học giao tiếp Tiếng Trung thực tế? Chứng chỉ HSK có thực sự cần thiết khi xin việc? Giao tiếp tốt liệu có đủ để chinh phục Tiếng Trung? Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hướng học và xác định được chứng chỉ HSK quan trọng hay giao tiếp Tiếng Trung tốt quan trọng hơn, giúp bạn có thể lựa chọn lộ trình học phù hợp và hiệu quả với mục tiêu của bản thân.
1. Sự khác nhau giữa thi chứng chỉ HSK và giao tiếp Tiếng Trung
Trong hành trình học Tiếng Trung, nhiều người băn khoăn nên học để thi HSK hay học giao tiếp trước? Đây là hai hướng đi rất khác nhau – một bên thiên về chứng chỉ học thuật, một bên tập trung vào khả năng sử dụng Tiếng Trung trong thực tế. Việc lựa chọn hướng học phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đưa bạn đến gần mục tiêu nhanh hơn.
Thực tế có không ít người đạt HSK5, HSK6 nhưng khi đứng trước người bản xứ lại lúng túng không giao tiếp được. Ngược lại, có người chưa từng thi HSK nhưng lại có thể thoải mái trò chuyện, tự tin giao tiếp bằng Tiếng Trung. Vậy đâu là lựa chọn phù hợp với bạn?
Hãy cùng phân tích kỹ hai hướng học để đưa ra quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, công sức và nhanh chóng đạt được mục tiêu mong muốn nhé.
1.1. Học giao tiếp Tiếng Trung
Nếu mục tiêu học Tiếng Trung của bạn là có thể nói chuyện với người Trung, xử lý công việc, đi du lịch, kết nối với đối tác, tư vấn khách hàng,.. thì chắc chắn bạn cần ưu tiên học giao tiếp Tiếng Trung.
Học giao tiếp Tiếng Trung nghĩa là tập trung vào kỹ năng nghe – nói – phản xạ giao tiếp thay vì luyện đề, học kỹ các kiến thức lý thuyết, học thuật. Bạn sẽ tiếp cận và học Tiếng Trung qua các tình huống thực tế như đi mua hàng, hỏi đường, gọi món, giới thiệu bản thân,… để có thể ứng dụng giao tiếp Tiếng Trung vào cuộc sống, công việc hàng ngày.
Một vài đặc điểm nổi bật của học giao tiếp Tiếng Trung là:
- Học theo các chủ đề thực tế: Ví dụ như đi taxi, trò chuyện công sở, giới thiệu bản thân, khám bệnh, đặt phòng,…
- Từ vựng đơn giản, đời thường: Chủ yếu là những từ vựng thường dùng trong giao tiếp thực tế.
- Thiên về khẩu ngữ: Cách dùng từ, diễn đạt mang tính khẩu ngữ, thoải mái, tự nhiên.
- Không đặt nặng ngữ pháp: Trong giao tiếp dù không nói đúng ngữ pháp cũng không có ai chê cười hay trừ điểm bạn.
- Phản xạ nhanh: Tập trung nhiều vào luyện nghe hiểu và phản xạ trả lời ngay khi giao tiếp bằng Tiếng Trung.
- Không cần viết tay: Chỉ cần học cách nhận diện mặt chữ Hán, kỹ năng gõ văn bản chữ Hán trên điện thoại, máy tính, không cần luyện viết tay chữ Hán.
Học giao tiếp Tiếng Trung là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn học để phục vụ công việc, hoặc muốn nghe nói, giao tiếp được trước khi tính đến các mục tiêu dài hạn khác.

Học giao tiếp Tiếng Trung phục vụ công việc và cuộc sống
Xem thêm: 5 phương pháp học Tiếng Trung giao tiếp hiệu quả như người bản xứ
1.2 Học Tiếng Trung thi chứng chỉ HSK
Ngược lại với học giao tiếp Tiếng Trung, nếu mục tiêu của bạn là nộp hồ sơ xin học bổng trường đại học Trung Quốc, hồ sơ định cư, hay ứng tuyển vào những công ty Trung Quốc có yêu cầu chứng chỉ, thì thi chứng chỉ HSK là điều cần thiết.
Chứng chỉ HSK (viết tắt của Hanyu Shuiping Kaoshi) là chứng chỉ Hán Ngữ quốc tế dùng để đánh giá năng lực Tiếng Trung trên 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết do Bộ giáo dục Trung Quốc cấp. Chứng chỉ HSK mới (HSK 3.0) có 9 cấp, với yêu cầu cao hơn, đặc biệt ở phần nói, viết và dịch.
Một số đặc trưng khi học để thi chứng chỉ HSK là:
- Học theo hệ thống từ vựng, ngữ pháp quy chuẩn do Bộ giáo dục Trung Quốc ban hành.
- Ngôn ngữ học thuật, trang trọng, thường dùng trong văn học, văn bản hành chính, hồ sơ,…
- Thiên về văn viết, cách dùng từ, diễn đạt đúng quy chuẩn, lịch sự và trang trọng.
- Yêu cầu cao về ngữ pháp, ngữ pháp cần phải đúng tuyệt đối, nếu sai sẽ bị trừ điểm khi đi thi hoặc làm văn.
- Tập trung nhiều vào luyện đề, phân tích cấu trúc bài thi theo từng phần.
- Kỹ năng viết tay hoặc đánh máy bằng Tiếng Trung là bắt buộc.
- Kỹ năng viết văn (đoạn văn, bài văn) là bắt buộc.
Học để thi chứng chỉ HSK phù hợp với người muốn xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc, hoặc muốn đạt các mục tiêu về học thuật – hành chính trong Tiếng Trung sau này.

Chứng chỉ Tiếng Trung – Chứng chỉ Hán Ngữ quốc tế – Chứng chỉ HSK
1.3 So sánh sự khác nhau giữa học giao tiếp Tiếng Trung vs học để thi chứng chỉ HSK
Tiêu chí | Học thi chứng chỉ HSK | Học giao tiếp Tiếng Trung |
Mục tiêu | Lấy chứng chỉ Tiếng Trung quốc tế | Giao tiếp thực tế, ứng dụng vào công việc, đời sống |
Cách học | Giáo trình chuẩn, luyện đề | Học qua tình huống thực tế |
Kỹ năng chính | Nghe – Đọc – Viết (và Nói nếu thi HSKK) | Nghe – Nói – Giao tiếp phản xạ |
Từ vựng | Học thuật, theo danh mục quy chuẩn | Tập trung nhiều vào từ vựng thực tế, đời thường |
Ngữ pháp | Chú trọng vào sự chính xác | Không quá đặt nặng việc đúng ngữ pháp |
Diễn đạt | Văn viết, lịch sự, trang trọng | Khẩu ngữ, tự nhiên, linh hoạt |
Luyện nghe nói | Tập trung nhiều vào nghe, phân tích và trả lời câu hỏi cho sẵn | Tập trung nhiều vào nghe hiểu và diễn đạt, phản xạ khi giao tiếp thực tế |
Viết chữ Hán | Bắt buộc | Không bắt buộc |
Làm văn | Bắt buộc | Không bắt buộc |
Kiểm tra đầu ra | Qua bài thi, chứng chỉ quốc tế | Đánh giá qua khả năng giao tiếp thật |
Ứng dụng đời sống | Tốt nếu dành thêm thời gian thực hành luyện giao tiếp, học thêm qua tình huống thực tế | Dùng được ngay, tính ứng dụng cao |
Ứng dụng học thuật | Rất cao | Hạn chế nếu không có chứng chỉ |
Tự học | Cần có giáo trình chuẩn và người hướng dẫn | Có thể tự học qua video, app |
Thi HSK | Là mục tiêu chính | Có thể thi hoặc không, nhưng cần ôn thêm nếu muốn đạt điểm cao |
Khả năng giao tiếp | Có nếu học cao và dành thêm thời gian luyện giao tiếp | Giao tiếp tốt, phản xạ tốt |
Phù hợp với ai | Người học để thi chứng chỉ, đi du học, làm đẹp hồ sơ | Muốn dùng được ngay, dùng cho công việc, cuộc sống, không cần chứng chỉ |
2. Chứng chỉ HSK hay giao tiếp tiếng Trung quan trọng hơn?
2.1 Khi nào chứng chỉ HSK quan trọng hơn?
Chứng chỉ HSK sẽ đặc biệt quan trọng trong các trường hợp như:
- Đi du học Trung Quốc, xin học bổng chính phủ CSC, học bổng Khổng Tử CIS của Trung Quốc.
- Nộp hồ sơ định cư, xin visa dài hạn ở Trung Quốc hoặc Đài Loan.
- Ứng tuyển vào các công ty yêu cầu đầu vào có bằng HSK (thường là công ty Trung Quốc hoặc tập đoàn đa quốc gia).
- Làm giảng viên, phiên dịch viên, công chức, hoặc các công việc liên quan đến ngôn ngữ học thuật.
Đối tượng phù hợp với những mục tiêu này thường là:
- Học sinh, sinh viên có kế hoạch học tập lên cao tại Trung Quốc.
- Người làm việc trong các tổ chức học thuật, nhà nước, công ty Trung Quốc yêu cầu chứng chỉ HSK.
- Người cần nền tảng ngôn ngữ toàn diện và bài bản cho mục tiêu dài hạn.
Nếu chỉ học để thi chứng chỉ HSK thì có giao tiếp được không?
Câu trả lời là có nếu bạn có thể dành thêm nhiều thời gian hơn để kết hợp việc luyện giao tiếp phản xạ vào trong quá trình học. Ngoài ra, việc học để thi chứng chỉ HSK không tập trung vào giao tiếp đời sống, nên bạn vẫn có thể gặp khó khăn khi giao tiếp do cách dùng từ, biểu đạt trong giao tiếp thực tế đời thường luôn được thay đổi.

Chứng chỉ Tiếng Trung HSK – Chứng chỉ Hán Ngữ quốc tế
2.2 Khi nào giao tiếp Tiếng Trung quan trọng hơn?
Giao tiếp Tiếng Trung sẽ quan trọng hơn trong các trường hợp như:
- Cần dùng Tiếng Trung trong công việc về các ngành như bán hàng, thương mại, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, logistics,….
- Làm việc tại công ty Trung Quốc, cần trao đổi, giao tiếp với đối tác người Trung hàng ngày.
- Muốn đi du lịch, sinh sống tại Trung Quốc hoặc giao lưu văn hóa với người bản xứ.
- Có mục tiêu sử dụng Tiếng Trung linh hoạt, phản xạ nhanh khi giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
Đối tượng phù hợp với những mục tiêu này thường là:
- Người làm việc tại công ty Trung Quốc, các ngành cần sử dụng Tiếng Trung như thương mại, điện tử, logistics,…
- Nhân viên lễ tân, tư vấn viên, chăm sóc khách hàng về các ngành dịch vụ cần tiếp xúc với người Trung như nhà hàng, khách sạn, du lịch,…
- Chủ shop, chủ doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng Trung Quốc.
- Những ai muốn thành thạo giao tiếp Tiếng Trung trước khi học bài bản.
Nếu chỉ học giao tiếp có thi được chứng chỉ HSK không?
Dù học tập trung vào học giao tiếp hay học để thi chứng chỉ thì bạn đều phải học đủ từ vựng, ngữ pháp nền tảng Tiếng Trung. Những kiến thức nền tảng này nằm trong các cấp độ cơ bản (HSK1 – HSK4). Do đó, dù học tập trung vào giao tiếp thì bạn vẫn hoàn toàn có đủ khả năng thi chứng chỉ HSK. Tuy nhiên để có thể sẽ đạt điểm cao thì bạn vẫn cần dành thêm chút thời gian để ôn tập và luyện đề.
Ở các cấp độ cao hơn (HSK5 – HSK6), để có thể thi được chứng chỉ HSK bạn sẽ cần dành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đề và bổ sung thêm lượng từ vựng dùng trong văn viết.

Sử dụng Tiếng Trung giao tiếp trong công việc
2.3 Gợi ý lộ trình học Tiếng Trung thông minh
Thay vì chọn một trong hai, bạn hoàn toàn có thể xây dựng lộ trình học Tiếng Trung thông minh cho bản thân để có thể vừa giao tiếp thành thạo Tiếng Trung và vẫn thi được chứng chỉ HSK.
Trình tự học ngoại ngữ chuẩn là Nghe – Nói – Đọc – Viết, và dù học ngoại ngữ nào thì mục đích cuối cùng cũng là để phục vụ cuộc sống. Do đó bạn có thể tập trung học phát âm chuẩn và giao tiếp Tiếng Trung trước, giúp bạn tạo nền tảng vững chắc và hình thành phản xạ giao tiếp Tiếng Trung. Sau đó bạn có thể dành thêm thời gian bổ sung thêm vốn từ vựng học thuật, ôn luyện đề và thi lấy chứng chỉ HSK, giúp bạn làm đẹp hồ sơ của bản thân khi đi xin việc.
Đây là một lộ trình phù hợp với người đi làm bận rộn, vừa muốn áp dụng vào công việc ngay, vừa không muốn bỏ qua cơ hội phát triển lâu dài. Dưới đây là chi tiết về lộ trình này theo từng giai đoạn cụ thể:
- 3–6 tháng đầu: Tập trung học phát âm chuẩn, ngữ pháp cơ bản và luyện giao tiếp phản xạ Tiếng Trung, tạo nền tảng vững chắc và hành thạo giao tiếp với các chủ đề thông dung.
- Tháng 6 đến 1 năm: Duy trì việc luyện giao tiếp phản xạ Tiếng Trung thường xuyên, tăng khả năng phản xạ khi giao tiếp. Kết hợp việc sử dụng Tiếng Trung giao tiếp hàng ngày và bổ sung thêm vốn từ vựng theo chuẩn HSK.
- Trên 1 năm: Thành thạo sử dụng Tiếng Trung giao tiếp trong công việc và cuộc sống. Dành thêm thời gian tập trung ôn tập và luyện đề khi cần thi HSK, kết hợp việc luyện kỹ năng đọc hiểu và viết văn cho bài thi HSK cao cấp (HSK5 HSK6).
Cách học này giúp bạn không bị học lệch một kỹ năng, vừa có thể xây dựng nền tảng giao tiếp vững chững, vừa đảm bảo kiến thức học thuật một cách toàn diện và hiệu quả.
Xem thêm: Khóa học Tiếng Trung giao tiếp cơ bản Online và Offline
Không có câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi “Chứng chỉ HSK quan trọng hay giao tiếp Tiếng Trung tốt quan trọng hơn?” Việc lựa chọn học Tiếng Trung để thi chứng chỉ HSK hay học để giao tiếp phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng Tiếng Trung của mỗi người. Nếu bạn muốn học xong nói được ngay phục vụ cho công việc, hãy tập trung học giao tiếp. Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu về Tiếng Trung thì đừng bỏ qua HSK. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp cách học thông minh để đạt được cả hai hiệu quả, vừa thành thạo giao tiếp vừa có chứng chỉ HSK.
Nếu bạn cần tư vấn lộ trình học cá nhân hóa phù hợp với bản thân, hãy Inbox ngay cho fanpage Tiếng Trung Cầm Xu để được tư vấn miễn phí!