x

Lập lộ trình học Tiếng Trung cho chính mình

camxu

22/04/2021

Mục lục

NHỮNG SAI LẦM KHI TỰ VẠCH RA LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG TRUNG

Có phải bạn đã từng lập cho bản thân một lộ trình học Tiếng Trung nhưng rồi lại bỏ ngang? Bạn đã từng có một kế hoạch (mà bạn cho là) vô cùng cụ thể? Bạn cho rằng chỉ cần học 10 từ vựng mỗi ngày là 1 năm sẽ có được gần 4000 từ? Bạn nghĩ rằng như vậy là bạn có thể thành thạo tiếng Trung sau hơn 1 năm tự học? Nhưng kết quả lại thế nào? Có phải bạn ngày càng chán nản mà không thể làm theo lộ trình mà bản thân đã vạch ra?

Vậy nguyên nhân do đâu? Chính là do bạn chưa thực sự có một phương pháp học đúng đắn. Lộ trình mà bạn đặt ra quá chung chung, khó thực hiện theo trong thời gian dài. Điều này khiến bạn nhanh chóng chán nản, mất kiên nhẫn và không có được nhiều kiến thức.

LÀM SAO ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Xác định mục tiêu học Tiếng Trung

Bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình. Bạn học Tiếng Trung để giao tiếp, hay muốn thi lấy bằng để sử dụng cho du học, công việc… Bạn chỉ muốn học ở mực biết, đủ (HSK3,4) hay ở mức giỏi (HSK5,6)? Với từng mục đích khác nhau thì cách học của bạn cũng phải khác nhau. Nhờ vậy, bạn sẽ biết mình nên coi trọng phần nào hơn, kỹ năng nào là cần thiết cho mình? Đồng thời, bạn cũng dễ dàng phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để khắc phục nó.

Xác định thời gian học

Có nhiều bạn muốn học Tiếng Trung cấp tốc để thi hoặc đi du học, đi làm… Các bạn chỉ có thời gian trong tầm nửa năm hoặc một năm để đạt đến trình độ nhất định. Nếu vậy, bạn cần một kế hoạch cực kì cụ thể. Bạn phải ước tính cẩn thận lượng thời gian có thể học tiếng Trung trong một ngày. Ngoài ra, phải sắp xếp kiến thức học từng ngày thật hợp lý.

Nhiều bạn lại xem việc học ngôn ngữ là một chặng đường dài. Các bạn có thể dành 2-3 năm để thành thao ngôn ngữ này để phục vụ cho tương lai. Nếu vậy, mình hy vọng bạn có thể giữ được quyết tâm học như lúc bạn bắt đầu. Việc có nhiều thời gian để học đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Bạn có thể học sâu, học kỹ và có nhiều thời gian luyện tập trau dồi hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn “trì hoãn”, đem lại hiệu quả không cao. Vì vậy, khi bắt đầu với ngôn ngữ này, hãy cho bản thân một lịch trình thật rõ ràng.

LẬP KẾ HOẠCH CHO LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG TRUNG

Bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại cách học hiện tại của mình. Việc tham khảo cách học của những bạn khác cũng rất có ích cho bạn. Tuy nhiên, hãy đánh giá tất cả thật khách quan.

Lập phương pháp học tập luôn phải đi kèm cả cách học. Nếu có thể, hãy lập theo từng tuần hoặc từng tháng một. Như vậy, bạn có thể ghi lại những nội dung mình muốn học trong thời gian đó. Bạn nên chuẩn bị tinh thần dám sai – dám sửa, sẵn sàng học hỏi.

Nếu như bạn chưa biết học như nào hiệu quả thì bạn nên thử học 1 bài trước. Bạn cần biết bạn sẽ mất bao lâu để hiểu, nắm rõ và nhớ rõ bài học. Có thể nếu chỉ chép chính tả lại các từ thì bạn sẽ nhớ được 5 từ trong 1 tiếng. Tuy nhiên, nếu vừa nghe vừa viết vừa đọc thoại thì bạn lại nhớ được 10 từ trong 1 tiếng… Thì bạn sẽ tìm ra phương pháp nào là hiệu quả với mình hơn. Mỗi kế hoạch và mỗi phương pháp học sẽ phù hợp với từng người khác nhau. Do đó, hãy thử thật nhiều để tìm được cách học phù hợp với bản thân nhất. Cuối cùng, hãy vạch cho mình một lộ trình học tiếng Trung thật hiệu quả.

Bước 1: Cách tự học phát âm chuẩn Tiếng Trung

Thông thường, chỉ mất 1 tuần để tiếp xúc và nhớ cách phát âm chữ Hán qua phiên âm. Tuy nhiên bạn nên dành 1-2 tuần để luyện đọc và nghe đi nghe lại các bài dạy phát âm. Như vậy, bạn có thể thuộc nằm lòng cách phát âm chữ Hán.

Đầu tiên, bạn cần biết phiên âm của một từ Tiếng Trung gồm những gì? Một từ thường chứa 3 bộ phận là: vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu. Các bộ phận này tương đương với phụ âm, nguyên âm và dấu trong Tiếng Việt. Tùy thuộc từng từ sẽ khuyết 1 đến 2 bộ phận.

–   Vận mẫu (nguyên âm): có 35 vận mẫu.

–   Thanh mẫu (phụ âm): có 21 thanh mẫu gồm 18 thanh mẫu đơn và 3 thanh mẫu kép. Còn 2 thanh mẫu không chính thức là y và w. Hai thanh mẫu này chính là nguyên âm i và u nhưng đứng đầu câu.

–   Hệ thống Thanh điệu (dấu): gồm 4 thanh điệu.

Một số sách sẽ có phần mô tả cách đặt lưỡi, lấy hơi ra sao cho đúng. Nhưng mình thấy như vậy rất khó hình dung. Các bạn tự học qua đó cũng sẽ khó biết mình phát âm đúng hay sai. Do vậy mình khuyên các bạn nên học qua video trên youtube. Các bạn có thể nghe được âm phát ra chuẩn và được dạy phát âm một cách kĩ càng hơn.

Các bạn có thể học phát âm chuẩn tại đây 

Ghi chú: Phiên Âm còn có tên gọi khác là Bính Âm Hán Ngữ hoặc Pinyin.

Bước 2: Chọn giáo trình phù hợp với việc tự học Tiếng Trung

Tại sao nên lựa chọn giáo trình phù hợp?

Giáo trình chính là công cụ quyết định cách bạn tiếp cận Tiếng Trung như thế nào. Nói cách khác, giáo trình giống như người thầy định hướng cách học của bạn.

Nhiều bạn tự học không xác định được rõ ràng mục tiêu. Nhiều bạn tham gia các trung tâm hay lớp học lại thường được cung cấp các giáo trình sẵn. Điều này khiến bạn bị mất sự chủ động trong việc chọn giáo trình. Vì vậy, chọn một giáo trình phù hợp là điều tiên quyết cần thiết trong quá trình học của bạn. Hãy tham khảo thật nhiều và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Chọn giáo trình thế nào sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích học và khả năng tiếp thu của bạn. Dưới đây là bảng so sánh các giáo trình khá phổ biến và uy tín trên thị trường hiện nay. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn:

Bảng so sánh các giáo trình khá phổ biến và uy tín trên thị trường hiện nay

Tên sách
Giáo trình Hán ngữGiáo trình BoyaGiáo trình Emotional ChineseGiáo trình HSK
Mục tiêu
Thi HSKThi HSK + giao tiếpThi HSK + Giao tiếpThi HSK
Ưu điểm
– Dạy bài bản theo các cấp độ thi HSK

– Chú thích từ ngữ rõ ràng, cụ thể

– Có phần tập viết chữ Hán và ô kẻ dành riêng cho tập viết

– Có file nghe đính kèm

– Liên kết với phần mềm hỗ trợ MCBooks ở trên điện thoại để học và nghe bài mới

– Có bài tập để luyện tập và đáp án

– Các bài hội thoại liên kết với nhau, nội dung gần gũi

– Ghi chú và chú thích cấu trúc rõ ràng mạch lạc

– Có phần pinyin cho các bài khóa

 

– Phương pháp học từ đa dạng: chém gió song ngữ để học từ qua ngữ cảnh. Có cây từ vựng để mở rộng vốn từ

– Có phần nhắc lại các điểm ngữ pháp cũ đã được học để thuận tiện ghi nhớ

– Chữa bài tập chi tiết, giải thích

– Cung cấp cả các kiến thức đời sống

– Có phần pinyin và cả dịch bài ra Tiếng Việt để dễ theo dõi

– Có file nghe đính kèm

– Sách được chia thành 6 tập tương ứng với 6 cấp độ HSK

– Có phần vận dụng ở cuối bài nêu tình huống và cho các bạn giải quyết tình huống

– Cung cấp nhiều điểm ngữ pháp và bài tập

– Có file nghe đính kèm

Nhược điểm
Sách chú trọng nhiều về từ vựng, ngữ pháp mà thiếu các phần nâng cao kĩ năngCàng về các bài học sau sách càng cung cấp quá nhiều kiến thức. Nhiều bài đến hơn 30 từ mới khiến cho người học có thể bị quá tải kiến thứcMỗi bài học chỉ cung cấp tầm 20 từ vựng để dễ tiếp thu. Bạn có thể mất tầm 7-8 tháng để đạt tới trình độ trung cấp. Tuy nhiên mỗi bài cũng có thêm 20 từ mở rộng nếu bạn muốn tăng vốn từ.Sách phục vụ thi HSK nên kiến thức khá nặng. Khi học ở các cuốn sau sách còn lược bớt phần giải thích ngữ pháp …

Hi vọng qua bảng so sánh này, bạn sẽ tìm được cho mình bộ giáo trình phù hợp.

Bạn cần nhớ rằng, việc học Tiếng Trung có thi chứng chỉ hay không là do lựa chọn của bạn. Học tốt giao tiếp là cần thiết để việc học ngoại ngữ của bạn thiết thực và giá trị. Do đó, ngoài học kiến thức trong giáo trình, bạn phải nắm vững các kĩ năng nghe nói. Chỉ như vậy, bạn mới có thể tự tin với kiến thức của mình. Hi vọng các bạn sẽ đưa ra được cho bản thân lựa chọn phù hợp nhất.

Bước 3: Các bước học vào giáo trình

Sau khi đã học xong và nắm chắc phần phát âm, bạn sẽ bắt đầu học vào giáo trình. Các bài học đều được xây dựng theo từng chủ đề từ đơn giản đến phức tạp.

B1: Nghe làm quen đoạn hội thoại

Hiện tại các giáo trình mình nêu trên đều có audio đính kèm sách. Do đó, các bạn sẽ bắt đầu bài học bằng phần nghe của bài khóa và nghe đi nghe lại. Đầu tiên bạn sẽ nghe lướt qua 2 lần. Chỉ nghe, không dùng giáo trình để quen với đoạn hội thoại.

B2: Nghe – hiểu – nhắc lại đoạn hội thoại

Bạn nghe và bắt đầu đọc giáo trình, xem phần pinyin và bản dịch của bài học. Đồng thời, bạn nên nhắc lại từng câu để nhớ các câu đã được sử dụng. Sau đó tự mình hình dung lại phần thoại để hiểu hết nội dung của bài khóa.

B3: Xem từ vựng

Bạn sẽ gặp rất nhiều từ mới trong từng bài học. Vì vậy, việc nghe và đọc các phần dịch giúp bạn nắm được nội dung bài học. Phần từ vựng sẽ giúp bạn hiểu chi tiết từng từ và nhớ sâu bài học hơn. Sau khi học một lượt từ vựng, đọc lại bài khóa và nhắc lại lúc không có giáo trình nhé.

B4: Học ngữ pháp

Các mẫu câu, các điểm ngữ pháp xuất hiện trong bài khóa đều được tổng hợp ở cuối bài học. Đây đều là những mẫu câu thông dụng, cần phải ghi nhớ để áp dụng sau này. Vậy nên hãy nắm thật chắc nhé!

B5: Làm các bài luyện tập

Sau mỗi bài học, giáo trình sẽ có các bài tập để luyện tập lại từ vựng và ngữ pháp. Chọn một cuốn sách cung cấp lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn dễ dàng sửa sai. Bạn có thể nắm bắt bài học tốt hơn nhờ việc này.

Các bạn cũng có thể luyện viết chữ, đặt câu cho các từ được học để nhớ lâu. Nó sẽ giúp bạn vận dụng được từ cũng như mẫu câu ở các bài lại với nhau.

Bước 4: Tìm hiểu về hệ thống chữ viết và tập viết chữ Hán

Sau khi đã nắm chắc được phiên âm là lúc bạn học về hệ thống chữ viết.

Chữ Hán gồm 8 nét cơ bản và 8 quy tắc chính. Việc nằm lòng các quy tắc sẽ khiến bạn viết nhanh hơn, ghi nhớ cách viết dễ dàng hơn.

·         Những nét cơ bản trong tiếng Trung:

Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.

Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.

Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.

Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.

Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.

Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.

Nét gập: có một nét gập giữa nét.

Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.

·         Quy tắc viết tiếng Trung:

Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau.

Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau.

Quy tắc 3: Trên trước dưới sau.

Quy tắc 4: Trái trước phải sau.

Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau.

Quy tắc 6: Vào trước đóng sau.

Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau.

tu-hoc-viet-tieng-trung

·         Bộ thủ:

Khi đã nắm chắc các nét và quy tắc viết thì bạn nên học bộ thủ. Bởi vì phần lớn chữ Hán sẽ chứa bộ thủ để biểu thị cho một phần nghĩa hoặc phần âm. Ghi nhớ bộ thủ giúp bạn dễ dàng nhận biết chữ và nhớ chữ hơn.

Thời gian đầu, bạn có thể học trước 50 bộ thủ thông dụng trong 214 bộ thủ Tiếng Trung.

Tham khảo các phần mềm hỗ trợ việc học và viết chữ tại đây.

Có thể khi học viết bạn sẽ thấy thật phiền phức khi phải viết chữ theo thứ tự. Cứ đúng chữ là được chứ thứ tự các nét thì có gì quan trọng? Tuy nhiên, việc viết chữ “không có quy tắc” khiến các bạn viết chữ mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, nó cũng khiến việc ghi nhớ chữ khó khăn hơn. Các quy tắc  giúp bạn viết chữ tiện nhất và tạo cho bạn một thói quen khi viết chữ. Bộ thủ cũng vậy. Cùng một thời gian học, việc học chữ thông qua bộ thủ sẽ nhớ chữ tốt hơn rất nhiều.

Bước 5: Cách để học và nhớ ngữ pháp Tiếng Trung

Bất kể giáo trình nào thì cũng đều truyền tải các điểm ngữ pháp theo dạng nhỏ giọt. Mỗi bài hay một số điểm ngữ pháp, có thể là bổ ngữ, phó từ, so sánh, … Đều là dựa trên bài khóa.

Vậy nhiệm vụ của người học là phải tự mình tổng hợp lại tất cả những điểm ngữ pháp đó. Bạn có thể tổng hợp theo cụm để dễ ghi nhớ hơn. Chẳng hạn: 20 trang đầu là các loại bổ ngữ, tiếp là các phó từ, các cấu trúc câu đặc biệt…

Hãy học cách xâu chuỗi các điểm ngữ pháp theo một hệ thống thay vì học độc lập:

  1. Chọn giáo trình có phần chú thích, giải thích ngữ pháp kĩ
  2. Dùng sổ ghi chép để tổng hợp và hệ thống lại các điểm ngữ pháp mình học
  3. Đặt câu cho các điểm ngữ pháp. So sánh xem giống và khác so với Tiếng Việt ở đâu để ghi nhớ
  4. Tốt nhất là chọn các giáo trình có kèm sách bài tập. Có thể tự mua thêm các sách bài tập khác để làm bài. Chú ý chọn sách có giải và chữa bài tập chi tiết.
  5. Học và ôn luyện ngữ pháp qua các ứng dụng hỗ trợ (tổng hợp ở phần dưới)

Bước 6: Học từ vựng qua bài học trong giáo trình

Khi học một từ mới, chúng ta sẽ phải nhớ mặt chữ Hán và cách đọc của nó. Có nhiều cách như: ghi nhớ qua hình ảnh, ghi nhớ bằng các bộ thủ…

·         Học từ mới qua flashcard

Flashcard là một hình thức học từ vựng vô cùng hiệu quả. Người học sẽ sử dụng các mẩu giấy nhỏ để viết từ mới vào một mặt. Mặt còn lại để ghi ý nghĩa kèm ví dụ. Flashcard giúp chúng ta có thể dễ dàng ôn tập lại các từ mới đã học.

Ban đầu, các bạn nên học những từ thông dụng theo các chủ đề đơn giản nhất qua giáo trình. Bạn có thể tự làm flashcard hoặc mua sẵn trên mạng hay nhà sách.

·         Chuẩn bị giấy kẻ bút mực để luyện viết chữ 

Chữ Hán thường khá khó nhớ. Để nhận được mặt chữ và nhớ từ, hãy luyện viết đi viết lại nhiều lần. Với người mới bắt đầu học Tiếng Trung, nên sử dụng vở ô ly và bút mực. Chúng sẽ giúp các bạn thuận lợi hơn trong việc viết chữ tượng hình, căn nét.

Bạn có thể viết đi viết lại một từ nhiều lần. Hãy đặt câu với các từ đấy rồi chép lại để một lúc có thể học được nhiều từ hơn.

Hãy chú ý viết đúng thứ tự các nét và bộ thủ trong từng chữ.

·         Học từ mới qua hình ảnh

Mình tin là những thứ càng thú vị lại càng dễ nhớ. Do đó, hãy thử chọn những cuốn sách đầy màu sắc và hình ảnh. Chắc hẳn nó sẽ dễ nhớ hơn so với việc học một trang sách đầy chữ. Hình tượng hóa từng con chữ và tư hình dung nó để nhớ từ nhanh hơn nhé.

·         Học từ mới qua ngữ cảnh

Cũng giống như một đứa trẻ tự khám phá các từ thông qua ngữ cảnh. Dừng lại việc suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới nhẩm dịch sang Tiếng Trung. Bạn hãy thử tập cho não bộ của mình suy nghĩ bằng tiếng Trung nhé! Suy nghĩ của bạn có thể chưa được nhanh, nhưng hãy thật cố gắng nhé. Chỉ một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy khả năng tiếng Trung của mình cải thiện. Phản xạ nói tiếng Trung cũng nhanh hơn rất nhiều.

Hãy tự mình viết ra một đoạn văn hoặc một đoạn đối thoại. Chú ý vận dụng hết các từ vựng và ngữ pháp đã học. Sau đó, bạn mới tìm những từ mình chưa biết, bổ sung và hoàn thành đoạn hội thoại của mình.

·         Cây từ vựng, tam giác từ vựng

Phương pháp nghe có vẻ mới lạ này là thành quả nghiên cứu độc quyền của Tiếng Trung Cầm Xu. Có thể các bạn mới bắt đầu tìm hiểu Tiếng Trung sẽ không ngờ được rằng mình có lợi thế học Tiếng Trung hơn hẳn các bạn ở nhiều quốc gia khác nhờ vào kho từ Hán Việt. Như hình trên, từ một từ chúng mình hoàn toàn có thể ghép thành nhiều từ khác nhau. Điều này dựa trên nghĩa của âm Hán Việt để mở rộng vốn từ.

Bước 7: Tự học Tiếng Trung qua các đoạn hội thoại, chủ đề nói thông dụng

Việc học qua hội thoại và các chủ đề giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, tính ứng dụng của nó cũng cao hơn. Khi lặp lại các đoạn hội thoại, bạn sẽ biết được câu nào hay được sử dụng. Nó sẽ tự đi vào tiềm thức của bạn.

Trên mạng có rất nhiều tài liệu liên quan cũng như các video dạy học qua chủ đề. Chúng mình ví dụ một video như phía dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=b1EkfErBLiE&list=PLi6zA1n7_EnrYzu28N3BaGeJsVtGD8WJr&index=10

Bước 8: Nâng cao các kĩ năng cho người tự học Tiếng Trung

Ngoài những phương pháp kể trên thì bạn hoàn toàn tận dụng những sở thích của mình vào việc học. Lướt tiktok, nghe nhạc, xem phim, xem các show thực tế… Vừa đúng sở thích lại vừa học được những câu thông dụng, tiếng lóng… chẳng phải quá tiện sao.

Bạn cũng có thể tìm cho mình vài người bạn Trung Quốc thông qua mạng xã hội. Tụi mình sẽ liệt kê những mạng xã hội đó ở phía dưới.

Ngoài ra bạn có thể tìm những người bạn qua các hội nhóm Facebook để cùng học Tiếng Trung. Có một người bạn cùng nói chuyện, giúp đỡ và sửa lỗi sẽ khiến cho bạn tiến bộ không tưởng.


Xem lịch khải giảng mới nhất của Tiếng Trung Cầm Xu tại đây

Youtube: https://www.youtube.com/user/omaicay90

Facebook: Tiếng Trung Cầm Xu – Dạy phát âm chuẩn nhất Hà Nội

Các khóa học tại Trung tâm Cầm Xu

Khoá Phát âm

Khóa học dành cho người chưa biết gì Tiếng Trung, sau khóa học, học viên sẽ có phát âm chuẩn, biết tra từ điển, hát, đọc thơ, tự giới thiệu bản thân bằng Tiếng Trung, gõ được chữ Hán trên máy tính, điện thoại.

  • Số buổi học:

    6 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

1.500.000 VNĐ
Đăng ký ngay

Khoá Phát âm – Khởi động

Dành cho các bạn đã học xong phát âm. Sau khi học xong bạn sẽ có 500 từ vựng cơ bản, 60 cấu trúc ngữ pháp quen thuộc, giao tiếp được khoảng 25 chủ đề cơ bản trong cuộc sống và công việc như giới thiệu, mua bán, du lịch, nhắn tin với người Trung Quốc,...

  • Số buổi học:

    35 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

6.890.000 vnđ
Đăng ký ngay

Khoá Tăng tốc

Dành cho những bạn đã học xong khóa Khởi động hoặc học xong cuốn Boya sơ cấp 1 hoặc cuốn Hán ngữ quyển 3. Sau khóa học này bạn sẽ có khoảng 900 từ vựng chính thức, khoảng 120 cấu trúc ngữ pháp thông dụng (bổ sung thêm 400 từ vựng và 60 ngữ pháp cầu nối), giao tiếp được nhiều hơn, biết cách đưa ra một số quan điểm với các chủ đề trong cuộc sống và công việc.

  • Số buổi học:

    30 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

5.990.000 VNĐ
Đăng ký ngay

Khoá Cất Cánh

Khóa học này dành cho các bạn đã học xong khóa Khởi động hoặc Boya sơ cấp 1 hoặc Hán ngữ cuốn 3. Sau khóa này bạn sẽ có tổng cộng 1200 từ vựng, khoảng 150 cấu trúc ngữ pháp (bổ sung thêm 300 từ vựng và 30 ngữ pháp trung cấp), thành thạo giao tiếp Tiếng Trung thông dụng, có thể tranh biện, chia sẻ quan điểm cá nhân bằng Tiếng Trung.

  • Số buổi học:

    25 buổi

  • Giáo trình:

    Emotional Chinese

5.990.000 VNĐ
Đăng ký ngay
Bài viết liên quan
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments