Cách phát âm chuẩn tất cả thanh điệu trong Tiếng Trung
Admin
20/05/2024
Mục lục
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách phát âm chuẩn tất cả thanh điệu trong Tiếng Trung. Bạn hãy dựa theo phần mô tả cách phát âm để biết cách phát âm chính xác những thanh điệu này nhé.
I. Khái niệm về thanh điệu trong Tiếng Trung
Thanh điệu là phần thể hiện sự biến đổi về độ cao của một âm tiết trong Tiếng Trung.
Khi cùng mang thanh mẫu vận mẫu mà thanh điệu khác nhau, thì ý nghĩa được biểu đạt của từ cũng khác nhau (tương tự như dấu trong Tiếng Việt).
Trong Tiếng Trung gồm 4 thanh điệu chính và 1 thanh nhẹ
II. Cách phát âm chuẩn tất cả các thanh điệu (dấu) trong Tiếng Trung
Dưới đây là cách phát âm chuẩn tất cả thanh điệu trong Tiếng Trung (gồm 4 thanh điệu chính và 1 thanh nhẹ), được trích từ cuốn sách Emotional Chinese – Phát âm Tiếng Trung dễ như ăn kẹo – giáo trình dạy phát âm duy nhất hiện nay.
Ngoài ra, bạn có tham khảo thêm những lưu ý, cách sửa khi phát âm sai thanh điệu Tiếng Trung tại cuốn sách Emotional Chinese – Phát âm Tiếng Trung dễ như ăn kẹo.
1. Thanh 1
Ký hiệu trong âm tiết | Đặc điểm âm thanh | Cách phát âm |
ā – bā | Độ cao thanh 1 là 55, luôn nằm ở mức âm thanh cao nhất. | Khi phát âm, dây thanh luôn luôn ở trạng thái căng, âm thanh cao và đi ngang, không lên không xuống, nghe hơi ngân nga. |
Chú ý: Thanh 1 có tác dụng định ra độ cao thấp của 3 thanh điệu còn lại, nếu không nắm vững sẽ ảnh hưởng đến phát âm của các thanh khác.
2. Thanh 2
Ký hiệu trong âm tiết | Đặc điểm âm thanh | Cách phát âm |
á – bá | Độ cao thanh 2 là 35, đi từ mức âm thanh cao vừa đến rất cao. | Khi phát âm dây thanh căng vừa chuyển dần sang rất căng. Ở cuối thanh 2, phải rụt lưỡi chặn cuống họng không cho hơi thoát ra. |
Chú ý: Thanh 2 không giống dấu sắc trong Tiếng Việt. Đặc trưng của dấu sắc trong Tiếng Việt là ngay từ đầu âm đã cao nên không nghe rõ sự biến thiên của âm như thanh 2.
3. Thanh 3
Ký hiệu trong âm tiết | Đặc điểm âm thanh | Cách phát âm |
ǎ – bǎ | Độ cao thanh 3 là 214, âm thanh từ thấp vừa xuống đến thấp nhất rồi lại nhanh chóng lên cao, nghe như đứt làm đôi. | Khi phát âm, dây thanh chuyển từ hơi chùng sang chùng hẳn rồi lại nhanh chóng căng lên. Khi đọc đến giữa âm, phải chặn cuống lưỡi sâu vào trong vòm họng, cảm giác hơi nghẹn, sau đó mới đẩy âm lên cao. Cuối âm, cuống lưỡi vẫn chặn cuống họng không cho hơi thoát ra. |
Chú ý: Thanh 3 không giống dấu hỏi trong Tiếng Việt. Dấu hỏi của Tiếng Việt chỉ có xuống mà không có lên, phần xuống cũng không đủ thấp.
4. Thanh 4
Ký hiệu trong âm tiết | Đặc điểm âm thanh | Cách phát âm |
à – bà | Độ cao thanh 4 là 51, âm thanh đi từ nấc cao nhất đến nấc thấp nhất, giống như đi từ âm “á” xuống âm “à”. | Khi phát âm, dây thanh lúc đầu căng sau đó chùng xuống. Nếu âm thanh vẽ được thành đường thì đó là đường cong, chứ không phải đường thẳng. Cuối âm phải nghe thấy dấu huyền. |
5. Thanh nhẹ
Mỗi âm tiết Tiếng Trung đều mang thanh điệu, nhưng trong một số từ và câu thường mất đi thanh điệu vốn có, đọc ngắn, nhẹ, nhanh và yếu hơn. Khi đó thanh điệu của âm tiết đó đã biến thành “thanh nhẹ”.
Âm tiết mang thanh nhẹ là âm tiết không có kí hiệu thanh điệu ở trên đầu.
Thanh nhẹ luôn đứng sau âm tiết khác hoặc xen giữa từ ngữ, không bao giờ đứng ở đầu từ hoặc đầu câu.
Ký hiệu trong âm tiết | Đặc điểm âm thanh | Cách phát âm |
māma báide nǐmen bàba | Đọc ngắn, nhẹ, nhanh và yếu hơn âm thanh gốc phía trước | Đọc nhấn mạnh và rõ ràng âm đầu tiên, sau đó đọc ngắn, nhẹ, nhanh âm tiết mang thanh nhẹ. Độ cao của thanh nhẹ thay đổi do ảnh hưởng của thanh điệu âm tiết trước đó. |
Trên đây là cách phát âm chuẩn của tất cả thanh điệu trong Tiếng Trung mà bạn cần mắm vững khi học phát âm Tiếng Trung chuẩn. Thanh điệu sau khi kết hợp với thanh mẫu, vận mẫu sẽ tạo thành một âm tiết có ý nghĩa trong Tiếng Trung.
Tham khảo thêm Cách phát âm chuẩn tất cả vận mẫu (nguyên âm) trong Tiếng Trung tại đây.
Tham khảo thêm Cách phát âm chuẩn tất cả thanh mẫu (phụ âm) trong Tiếng Trung tại đây.
Tham khảo thêm 3+ cách học phát âm Tiếng Trung chuẩn hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu tại đây.
Thao khảo thêm Hệ thống phiên âm Tiếng Trung cơ bản – Thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu tại đây.