Bún qua cầu – Món ăn Trung Quốc không thể bỏ qua
camxu
11/07/2017
Bún qua cầu là món ăn đặc trưng của người Hán ở vùng Điền Nam. Món bún đặc sắc này xuất phát từ một thành phố nhỏ phía nam tỉnh Vân Nam có tên là Mông Tự. Tính đến này, món bún qua cầu này đã có trên trăm năm lịch sử.
Nguồn gốc tên gọi “bún qua cầu”
Tương truyền thời nhà Thanh, ở ngoài thành Mông Tự phong cảnh ưu mỹ, có một cái hồ nhỏ, giữa hồ là một hòn đảo xinh đẹp, thanh tịnh.
Có một chàng tú tài thường đến hòn đảo này đọc sách, chàng có một người vợ hiền lương thục đức, ngày ngày đều làm món bún chàng ưa thích nhất đem đến cho chồng ăn. Tuy nhiên quãng đường từ nhà đến thành ngoại quá xa, khi người vợ đặt chân lên đảo thì món ăn đã nguội mất rồi.
Bỗng một hôm, trên đường đưa bún đến cho chồng, cô bỗng nhận thấy rằng lớp lớp mỡ gà phủ lên trên bát canh có tác dụng giữ nóng y như một cái vung nồi vậy, nếu đem những món gia vị rau củ và sợi bún đợi đến khi lên đảo mới cho vào canh thì món ăn sẽ ngon lành hơn nhiều.
Nghĩ là làm, người vợ đầu tiên hầm chín hết xương và thịt, bên trên rưới một lớp mỡ gà, bún được trần qua nước sôi, rau củ và các món phối liệu sắt mỏng, khi đến hòn đảo nơi người chồng đọc sách mới bắc niêu lên đun lại rồi mới cho vào, tạo thành một món canh thơm nức lòng người. Lại nói, phương pháp nấu canh thang này nhanh chóng truyền ra, người người nhà nhà cùng theo đó mà làm; cũng bởi vì muốn đi đến hòn đào nơi tú tài đọc sách kia, người vợ phải đi qua một cây cầu nhỏ, chính từ đó mà cái tên bún qua cầu (过桥米线) mới hình thành để nhớ đến người hiền thê kia.
Tìm hiểu thêm về các món ăn và văn hóa Trung Quốc